Hiệu quả phòng chống dịch tại TP Hồ Chí Minh: Kinh nghiệm hữu ích từ Bệnh viện dã chiến số 1 Quận 7

Ba tháng nay, mỗi tháng tại Bệnh viện dã chiến số 1 chỉ có 1 bệnh nhân không may mắn không qua khỏi.
Ba tháng nay, mỗi tháng tại Bệnh viện dã chiến số 1 chỉ có 1 bệnh nhân không may mắn không qua khỏi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo báo cáo của Sở Y tế TP HCM, tính đến trưa 6/1, TP có 21 ca tử vong do COVID-19 (trong đó 3 ca từ địa phương khác chuyển đến). Số F0 đang điều trị ở BV tầng 2 và 3 là 5.124, trong đó 316 cần thở máy xâm lấn (6,1% tổng số ca nằm viện; 0,8% tổng số F0).

Sau nhiều tháng chống dịch, lần đầu tiên TP ghi nhận dưới 20 ca tử vong/ngày. Ngành y tế TP đã có những giải pháp gì để cuộc phòng chống dịch có những tín hiệu tốt, lạc quan như vậy? Những kinh nghiệm hữu ích tại Bệnh viện dã chiến (BVDC) số 1 quận 7 (38A, Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, Quận 7) có thể góp phần trả lời câu hỏi trên.

Con số lạc quan chỉ 3/800 F0 tử vong

BS Nguyễn Khắc Vui (BS chuyên khoa II, Phó GĐ BV Đa khoa Sài Gòn, GĐ BVDC số 1 quận 7) cho biết, BV thành lập chính thức vào ngày 12/8/2021, từ “tiền thân” là khu cách ly tập trung Quận 7. BV quy mô 300 giường bệnh; hiện có 21 bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh, 30 điều dưỡng và lực lượng hỗ trợ, tổng cộng khoảng 100 người. Lực lượng này đến từ BV quận 7, những BV khác điều chuyển đến, hoặc tình nguyện tham gia.

Trong chưa đầy 5 tháng hoạt động, BVDC số 1 đã điều trị cho hơn 2000 lượt F0. Ba tháng gần đây, các y bác sĩ chỉ 3 lần phải rưng rưng chịu thua tử thần với 3 ca tử vong. Ba trường hợp này đều rất cao tuổi (76, 84 và 86 tuổi; 2 nữ 1 nam), người chưa chích vaccine, người đã chích, người chích chưa đủ và đều nhiều bệnh nền như huyết áp, tiểu đường…

Chỉ có 3 F0 tử vong trong khoảng 800 bệnh nhân nhập viện, có phải vì những F0 nặng đã chuyển đi nơi khác, còn vào BVDC số 1 đa phần là nhẹ? BS Vui cho biết nhận định này chưa chính xác, vì theo mô hình tiếp nhận, đây là BVDC của quận 7, phụ trách 10 trạm y tế 10 phường thuộc quận. Tất cả F0 chuyển vào đây trước, sau đó BVDC mới chuyển qua BV tầng 3 nếu cần thiết. Trong 3 tháng qua, BVDC số 1 mới chỉ phải chuyển viện khoảng 60 ca.

Ở thời điểm 14h ngày 7/1/2021, BVDC có 44 bệnh nhân, trong đó 8 bệnh nhân nằm hồi sức cấp cứu, 36 trường hợp nhẹ, nghĩa là chỉ hoạt động với 20% công suất.

Lý giải nguyên nhân dẫn tới những tín hiệu lạc quan nêu trên, từ kinh nghiệm điều hành BVDC số 1 và lăn lộn suốt quá trình phòng chống dịch, BS Vui cho biết lý do thứ nhất đến từ việc người dân đã được tiêm vaccine. “Đa số những ca tử vong bây giờ là chưa tiêm vaccine hoặc mới tiêm 1 mũi, và có bệnh nền, cao tuổi”, BS Vui nói.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Vui (Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn) được đánh giá đã điều hành Bệnh viện dã chiến số 1 quận 7 rất hiệu quả, khoa học.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Vui (Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn) được đánh giá đã điều hành Bệnh viện dã chiến số 1 quận 7 rất hiệu quả, khoa học.

Lý do thứ hai, là chúng ta đã huy động được cả xã hội tham gia cuộc chiến chống COVID-19. Tại BVDC số 1, từ nhân viên y tế khu vực công và tư, tình nguyện đều nhiệt tình tham gia, lăn xả vào công việc. “Để chăm sóc F0 tốt, không chỉ bác sĩ và điều dưỡng là đủ, mà quan trọng không kém là tình nguyện viên, người hỗ trợ”, BS Vui nói.

Lý do thứ ba, là vấn đề thuốc. BV được cấp đầy đủ thuốc uống, thuốc chích kháng virus SARS-CoV-2. Ở giai đoạn trước, thuốc tiêm truyền như Remdisivir và kháng thể đơn dòng rất hiếm và đắt tiền, dùng cho tầng 3 là chính. Sau này nhập về nhiều, BV tầng 2 cũng được Sở cung ứng đầy đủ. Điều này giúp các y bác sĩ có thể chủ động sử dụng hiệu quả hơn. Trước đây thuốc chỉ dùng cho bệnh nhân nặng mức trung bình trở lên, nay F0 “non” trung bình đã có thể dùng, tốt hơn cho bệnh nhân.

Trang thiết bị cũng được TP, BCĐ phòng chống dịch, quận 7 trang bị đầy đủ. Dù là BVDC, nhưng vẫn có hơn 20 máy thở chức năng cao; 50 máy thở HFNC, có những lúc được trang bị đến 150 giường ICU. Yếu tố có đủ thiết bị giúp BV không phải dùng máy móc 24/24h, mà có thời gian cho máy “nghỉ”, khử trùng theo kiểu “cuốn chiếu”, tránh tình trạng máy móc nhiễm độc.

“Coi trọng chăm sóc bệnh nhân như chính bản thân mình”

Lý do thứ tư, là y đức của y bác sĩ. Tại BVDC số 1, cán bộ, nhân viên y tế luôn được lãnh đạo BV nhắc nhở “coi trọng chăm sóc bệnh nhân như coi trọng chăm sóc chính bản thân mình”. BS Vui tâm sự, hai năm vừa qua là quãng thời gian rất vất vả, khó khăn với ngành y, nhưng cũng đầy niềm tự hào. “Ví dụ đang công tác ở một cơ sở khám chữa bệnh rất uy tín, trang bị và thu nhập rất tốt, không ai muốn bị điều chuyển nơi mới, phải hòa nhập công việc mới, phát sinh đủ thứ chuyện. Nhưng đây không phải là một cá nhân hoặc cục bộ nơi nào, mà cả nước, cả ngành như vậy, đã là thầy thuốc thì phải “tham chiến”. Đó là lý do mà nhiều y bác sĩ vẫn hào hứng đi từ tỉnh này sang tỉnh kia, tháng này qua năm khác”.

BS Vui cho hay, từ thực tế này, những người đứng đầu cơ sở điều trị COVID-19 càng cần nâng cao vai trò vị trí người quản lý, tổ chức sắp xếp thời gian làm việc, lo miếng ăn giấc ngủ của đơn vị hợp lý. “Tại BVDC số 1, do được sắp xếp các khâu hợp lý, lại được quận quan tâm có thêm những chế độ hỗ trợ riêng, càng động viên anh chị em làm nhiệt tình hơn, phục vụ bệnh nhân tốt hơn, gắn kết hơn”, BS Vui nói.

Cụ bà hơn 90 tuổi cho hay dấu hiệu COVID-19 hết rất nhanh sau khi được điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1.

Cụ bà hơn 90 tuổi cho hay dấu hiệu COVID-19 hết rất nhanh sau khi được điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1.

Lý do thứ năm, là từ những thuận lợi nêu trên, đơn vị lại càng có nhiều sáng tạo nâng cao hiệu quả công việc. Do có cơ sở hạ tầng thông thoáng rộng rãi, BV tuyệt đối để các phòng bệnh mở cửa thoáng khí, thường xuyên vệ sinh khử trùng đồ đạc, phòng ốc. Với máy móc, định kỳ “cuốn chiếu” khử trùng không chỉ bằng các phương pháp thông thường mà thậm chí sử dụng đèn tia cực tím. Những biện pháp này giúp hạn chế đối đa tình trạng lây nhiễm chéo, nhiễm độc từ thiết bị. Tại BVDC số 1, trong số khoảng 60 tình nguyện viên từng giúp việc tại đây, chỉ mới từng phát hiện duy nhất 1 trường hợp lây nhiễm. Số cán bộ nhân viên trở thành F0 cũng rất ít.

Lý do thứ sáu, là tay nghề, kinh nghiệm chuyên môn của lực lượng y tế ngày càng được nâng cao, sáng tạo hơn. BS Vui kể câu chuyện một bệnh nhân 94 tuổi ngụ phường Tân Phong vừa được xuất viện ngày 31/12/2021. “Khi vào đây, ông cụ có viêm phổi, mà nguyên nhân viêm phổi thứ nhất COVID, thứ hai vi trùng. Mình nhận định được 2 nhóm nguyên nhân đó nên dùng thuốc điều trị một lúc 2 nhóm đó. Nói cách khác vừa trị bệnh nền, vừa trị Covid. Ông cụ phải đặt máy xâm lấn 10 ngày, nhưng nhờ kháng sinh, nhờ thuốc đặc hiệu, nhờ sự nỗ lực của tự bản thân mà đã xuất viện khỏe mạnh sau 17 ngày “chiến đấu”.

Nhận định về tình hình dịch bệnh tại khu vực, Giám đốc BVDC số 1 cho rằng COVID-19 đã được kiểm soát. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh mọi người không được quá lạc quan, vẫn phải ý thức giữ an toàn, phải hiểu biết đủ về Covid trên cơ sở đã phủ đủ vaccine. “Nhà nước đã trang bị vaccine đến từng người, hệ thống y tế rộng khắp, kinh nghiệm điều trị đã tạm ổn; nên nay quan trọng bậc nhất là ý thức, kiến thức mỗi người dân. Nếu ai cũng có những kiến thức cơ bản về Covid thì lỡ có mắc sẽ sớm chủ động theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế. Kiến thức của F0 điều trị tại nhà rất quan trọng. Nếu tự nhận biết triệu chứng, có thể tự đo nồng độ oxy trong máu (SpO2), được phát thuốc kháng virus tận nhà, hoặc kịp thời nhập viện... thì Covid-19 không phải là điều gì quá khủng khiếp”, BS Vui tư vấn.

Tại Hà Nội, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và số ca mắc tăng cao, nhất là đối với nhóm có nguy cơ cao, hôm qua (7/1), Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Văn bản 45/UBND-KGVX quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19.

BCĐ, UBND cấp xã, huyện rà soát, lập danh sách, thống kê, quản lý chặt chẽ người thuộc nhóm nguy cơ cao, tình trạng bệnh lý nền đang được điều trị, tình trạng sức khỏe, nhu cầu hỗ trợ.

Các địa phương thành lập các tổ tiêm vaccine lưu động, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người thuộc nhóm nguy cơ cao, tiêm vét, tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại, bảo đảm không sót ai thuộc nhóm nguy cơ cao không được tiêm vaccine đầy đủ (trừ trường hợp chống chỉ định), đặc biệt những người không đi lại được.

Trước đó, ngày 6/1, Sở Y tế Hà Nội có công văn lần thứ 6 điều chỉnh phân luồng tiếp nhận, điều trị F0. Theo đó, các BV tầng 3 tiếp nhận F0 nếu F0 được đánh giá ở nguy cơ rất cao (có tình trạng cấp cứu, SpO2 dưới 90%). Các cơ sở tiếp nhận F0 tầng 3 gồm 5 BV của Hà Nội (Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn và Sơn Tây); các BV Trung ương/Bộ/ngành; riêng BV Phụ sản Hà Nội tiếp nhận F0 sản khoa.

Nhóm F0 được quản lý, điều trị tại nhà gồm người từ 3 tháng đến dưới 49 tuổi chưa phát hiện bệnh nền, tiêm đủ vaccine, không mang thai, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% trở lên.

Sở Y tế cũng đã xây dựng quy trình phối hợp quản lý và điều trị F0 tại nhà. Trong đó, Trung tâm y tế cấp huyện tham mưu UBND huyện chỉ đạo cấp xã sử dụng phần mềm quản lý F0.

Trạm y tế, trạm y tế lưu động quản lý, theo dõi F0 tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ và Sở Y tế; cung cấp thông tin F0 cho Đoàn Thanh niên nhập liệu vào phần mềm quản lý.

Cán bộ đăng ký số hotline lập tức thăm khám khi có thông báo và đánh giá các trường hợp F0 theo mức độ phân tầng xanh, vàng, cam, đỏ; phát hiện kịp thời F0 tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng (màu cam, đỏ trên phần mềm) để chuyển tuyến đến các BV đã được phân tầng.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.