Hệ quả khôn lường nạn ô nhiễm không khí

Hệ quả khôn lường nạn ô nhiễm không khí
(PLVN) - Suyễn, ho, dị ứng, ung thư, đột quỵ… Nhiều nghiên cứu gần đây báo động tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí với sức khỏe con người. Các hoạt động giao thông xe cộ và khói bụi từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch được cho những nguồn gây ô nhiễm không khí chính. 

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí The Lancet khẳng định 13% các trường hợp bệnh suyễn mới ở trẻ em có liên quan trực tiếp đến vấn nạn ô nhiễm từ khí thải xe ô tô.

Cuối tháng 10/2018, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo tác động của ô nhiễm không khí với sức khỏe cộng đồng. Định chế y tế quốc tế đưa ra nhiều con số thống kê ấn tượng. Mỗi năm, ô nhiễm không khí cướp mất 7 triệu sinh mạng trên thế giới. Mỗi ngày trên thế giới, gần 93% trẻ em dưới 15 tuổi hít phải không khí ô nhiễm làm tổn hại đến tình trạng sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ em.

Trong số này, WHO tổng kết có khoảng 630 triệu trẻ dưới 5 tuổi và khoảng 1,8 tỷ trẻ dưới 15 tuổi. Vẫn theo WHO, riêng trong năm 2016, khoảng 600.000 trẻ nhỏ tử vong vì các chứng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính do ô nhiễm không khí gây ra.

Còn tại Pháp, nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc thực hiện cùng với nhiều tổ chức quốc tế khác ghi nhận hơn 75% trẻ nhỏ hít thở không khí độc hại, dẫn đến hiện tượng gia tăng số lượng các trường hợp mắc chứng dị ứng và nhiều căn bệnh về đường hô hấp không lây nhiễm.

Trẻ nhỏ, nạn nhân đầu tiên

Riêng về căn bệnh suyễn, theo ước tính, trên thế giới có khoảng 250 triệu người phải hứng chịu căn bệnh quái ác này. Ngoài các yếu tố di truyền, ô nhiễm không khí cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng số ca mắc suyễn tại các khu đô thị. Dù vậy, ông Denis-André Charpin, trường đại học Aix-Marseille, giáo sư chuyên khoa về phổi – dị ứng, cho rằng đó còn do cách sống của người dân đô thị.

“Cách sống của người dân đô thị xa rời với nguồn gốc nông thôn. Các vùng nông thôn bao giờ cũng có những yếu tố mang tính phòng ngừa. Ví dụ, mối tiếp xúc giữa con người với các loài gia súc, gia cầm trong trang trại. Việc sinh sống tại những nơi này giúp cho đứa trẻ có được một hình thức phòng chống các chứng bệnh suyễn và nhiều chứng dị ứng khác”.

Các chuyên gia tại Pháp ghi nhận số ca bệnh suyễn cấp cứu gia tăng đột biến mỗi lần tình trạng ô nhiễm tại các thành phố lên đỉnh điểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Hơn nữa, độ tuổi trẻ nhỏ mắc chứng suyễn ngày càng sớm, thậm chí có cả những trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp cấp tính.

Vẫn theo giải thích của chuyên gia Denis-André Charpin, cơ thể trẻ nhỏ vẫn còn mong manh. Hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh để có thể đủ sức bảo vệ trẻ nhỏ trước các loại hợp chất ô nhiễm độc hại lơ lửng trong không khí.

“Có nhiều nguyên nhân. Nhưng trước hết, trẻ em có nhịp thở nhanh hơn người lớn trong khoảng từ 20-25 vòng/phút, người lớn là 12. Thứ hai, trẻ nhỏ thấp bé, hít thở sát đất, do vậy rất gần với các ống xả khói của xe hơi hơn. Thứ ba, phế nang của trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển. Từ lúc sinh cho đến ba tuổi, những phế nang gia tăng số lượng. Cho đến 25 tuổi, các phế nang gia tăng thể tích và phát triển. Do vậy, cũng dễ hiểu đây là nhóm người dễ bị tổn thương trước yếu tố rủi ro này”.

Hậu quả dài hạn

Bên cạnh bệnh suyễn và các chứng dị ứng hô hấp, báo cáo của UNICEF Pháp cảnh báo ô nhiễm không khí có thể sẽ có những tác động trở lại lên quá trình sản sinh các phế nang và làm rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể. Ô nhiễm không khí làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh phổi khác về sau, cũng như là những bệnh lý về mạch máu cấp tính như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Ông Denis-André Charpin giải thích:

“Ngoài ra còn có viêm phế quản mãn tính do việc bị phơi nhiễm các chất gây ô nhiễm thường xuyên. Đây là một hiện tượng suy yếu phế quản mãn tính. Đôi khi còn có cả hiện tượng dị dạng phế quản nhất là tại các nước đang phát triển, những quốc gia vẫn còn duy trì hiện tượng mà người ta gọi là dùng nhiên liệu sinh khối (combustion biomasse).

Dân số đông, xe cộ chen chúc, và rác thải… là những yếu tố tạo ô nhiễm không khí
 Dân số đông, xe cộ chen chúc, và rác thải… là những yếu tố tạo ô nhiễm không khí

Nghĩa là dùng nhiên liệu này trong những nơi ở sơ sài, đốt rác thải, các loại cây cỏ, chất thải hữu cơ để sưởi ấm, nấu bếp… Những hoạt động này tạo ra các loại khói độc hại. Rồi còn có cả ô nhiễm không khí trong nhà nữa. Đây là một hiện tượng rất đáng lo ngại, vì chúng có thể làm tổn hại đến phế quản và gây ra một triệu chứng gọi là giãn phế quản, có thể dẫn đến chứng lao phổi hay ung thư phổi”. 

Điều đáng lo nhiều phân tử hạt bụi ô nhiễm có kích thước cực kỳ nhỏ có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Phụ nữ trong quá trình mang thai hít phải loại bụi ô nhiễm này có nguy cơ sinh non. Các chuyên gia còn cho rằng không khí ô nhiễm có thể làm chậm quá trình phát triển tâm thần cũng như là các chức năng vận động của trẻ nhỏ.

“Trong bộ máy hô hấp, phế quản là lối đi vào cho các chất ô nhiễm không khí. Một khi chúng được phát tán, nhất là trong các phế nang, các phân tử hạt bụi sẽ đi vào trong máu. Từ máu, các hạt bụi ô nhiễm sẽ lan truyền khắp cơ thể. Điều này giải thích các tác động lên não, các động mạch của tim, các mạch máu của chân… Khi một người phụ nữ có mang hít phải thứ bụi ô nhiễm này, thì khí ô nhiễm đó được chuyển đến bào thai thông qua lá nhau. Ở cấp độ thai nhi, đương nhiên chúng sẽ tác động trở lại đến trọng lượng và sự phát triển của đứa trẻ sắp ra đời”.

Vấn nạn ở Ấn Độ

Có lẽ sẽ không có nơi nào để chứng minh rõ tình trạng ô nhiễm không khí bằng Ấn Độ. Ở quốc gia Nam Á đông dân thứ hai trên thế giới, thủ đô New Dehli từ nhiều năm qua bị xếp vào danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Mới đây Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra một bảng tổng kết mới cho thấy Ấn Độ có đến 14 thành phố bị ô nhiễm các phân tử hạt bụi nhiều nhất thế giới. Đâu là những thành phần gây ô nhiễm nhiều nhất tại Ấn Độ?  

Theo một bài báo: “Đó là một sự hòa trộn các loại khí thải từ một lượng lớn các phương tiện giao thông bùng nổ, các loại khói công nghiệp, như các nhà máy nhiệt điện, xưởng chế biến gạch hay xử lý da. Hơn 1/3 khí ô nhiễm này đến từ các công trường xây dựng. Đô thị tại Ấn Độ phát triển ồ ạt. Đường xá, nhà ở cao tầng mọc lên khắp nơi ở khu đô thị lớn. Những công trình này vận chuyển nhiều đất cát, gây ra nhiều bụi bặm khiến người dân ngạt thở.

Ấn Độ có đến 14 thành phố bị ô nhiễm các phân tử hạt bụi nhiều nhất thế giới
Ấn Độ có đến 14 thành phố bị ô nhiễm các phân tử hạt bụi nhiều nhất thế giới

Đà xây dựng tại các thành phố duyên hải như Bombay, hay Madras (Chennai) cũng hứng chịu tình trạng ô nhiễm tương tự, nhưng may mắn còn có gió biển thổi bớt một phần bụi ô nhiễm. Nhưng miền bắc Ấn Độ thì lại không được như thế, nằm sâu trong lục địa, do vậy phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm này. 

Ngoài ra còn có một hiện tượng ô nhiễm thầm lặng hơn nhưng không kém phần gây chết người: Đó là những loại hóa chất phát ra từ khói bếp, những kiểu nấu bếp theo truyền thống ở những vùng nông thôn. Nhiều hộ gia đình không có điện sử dụng củi hay phân bò để nấu bếp và những người phụ nữ hít phải hơi bốc lên này mỗi ngày.

Tình trạng ô nhiễm trong nhà là nguyên nhân chính của 1/3 số ca tử vong vì ô nhiễm không khí tại Ấn Độ”.

Đương nhiên, hệ quả của nạn ô nhiễm không khí tại Ấn Độ là khôn lường. Các ca bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và phổi bùng nổ tại một đất nước sự phân hóa giàu nghèo là khá lớn.

“Phần lớn bệnh mắc phải là viêm phổi, nghẽn mạch phổi mãn tính. Phụ nữ mang thai khi bị phơi nhiễm có nguy cơ sinh sớm. Phổi của trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển nhiễm phải không khí ô nhiễm có nguy cơ mắc chứng suyễn mãn tính. Nhìn chung người dân dễ bị các chứng viêm phổi nặng. Cách nay vài tháng, một bác sĩ chuyên khoa về phổi ở thành phố Faridabad, thành phố ô nhiễm thứ hai trên thế giới ở ngoại ô New Delhi có nói với tôi rằng ông ấy thật sự hốt hoảng cho phòng mạch của ông vì số ca bệnh lao phổi đã tăng lên gấp 5 lần chỉ trong vòng một năm”.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.