Hé lộ cách gia đình Samsung nộp khoản thuế thừa kế 11 tỷ USD

Ông Jay Y. Lee (giữa), con trai duy nhất của cố chủ tịch Samsung Lee Kun-hee, hiện sở hữu chưa đến 1% cổ phần tại Samsung Electronics nhưng kiểm soát công ty này thông qua 17% cổ phần do Samsung C&T nắm giữ.
Ông Jay Y. Lee (giữa), con trai duy nhất của cố chủ tịch Samsung Lee Kun-hee, hiện sở hữu chưa đến 1% cổ phần tại Samsung Electronics nhưng kiểm soát công ty này thông qua 17% cổ phần do Samsung C&T nắm giữ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những tỷ phú thừa kế "đế chế" Samsung đang vạch ra kế hoạch nộp khoản thuế thừa kế "khủng" hơn 12.000 tỷ won (tương đương 11 tỷ USD) trong vài năm tới.

Theo Bloomberg, gia đình của cố Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee (qua đời năm ngoái) vừa tiết lộ số thuế thừa kế phải nộp cùng với ý định quyên góp 1.000 tỷ won cho các cơ sở y tế và khoảng 23.000 tác phẩm nghệ thuật. Theo luật Hàn Quốc, những người thừa kế được phép nộp khoản thuế này trong vòng 5 năm.

Khi ông Lee Kun-hee qua đời đã để lại khối tài sản trị giá 21 tỷ USD. Phần lớn trong số đó là cổ phần tại 4 công ty của Samsung, trong đó gồm 4,2% cổ phần tại Công ty điện tử Samsung cùng một bộ sưu tập nghệ thuật trị giá khoảng 3.000 tỷ won và vài tài sản khác.

Trong nhiều năm qua, chuyện thừa kế của Samsung - tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc - đã thu hút sự quan tâm của người dân xứ sở kim chi, đặc biệt kể từ khi ông Lee - cố Chủ tịch Samsung Electronics - bị đau tim hồi năm 2014. Con trai ông Lee là Jay Y. Lee đã phải hầu tòa trong hai vụ kiện liên quan đến hành vi bất hợp pháp nhằm đảm bảo quyền kiểm soát tập đoàn và hiện đang phải thụ án tù đối với tội hối lộ.

Hàn Quốc là một trong những nước áp thuế thừa kế cao nhất thế giới, ở mức 50% khi tài sản vượt quá 3 tỷ won. Ngoài ra, người nộp thuế còn phải chịu thêm 20% khi chuyển nhượng cổ phiếu thuộc sở hữu của cổ đông lớn nhất.

Trong khi đó, theo Tax Foundation có trụ sở ở Washington, mức thuế thừa kế trung bình tại các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là khoảng 15%.

Trong một tuyên bố hôm 28/4, gia đình Samsung cho biết đây là một trong những khoản thuế thừa kế lớn nhất tại Hàn Quốc và trên toàn cầu, gấp 3-4 lần tổng thu từ thuế bất động sản của Hàn Quốc trong năm ngoái.

Luật pháp Hàn Quốc cho phép nộp khoản thuế này trong 6 đợt trong khi cầm cố tài sản thế chấp cho số tiền đến hạn. Đây là cách mà Chủ tịch Tập đoàn LG Koo Kwang-mo và các chị em gái của ông đang trả cho khoản thuế bất động sản lên tới 900 tỷ won.

Gia đình ông Lee cũng đang hiến hàng chục nghìn tác phẩm nghệ thuật, bao gồm 60 tác phẩm nghệ thuật được chính phủ Hàn Quốc coi là quốc bảo, cho Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Bởi nếu không cho đi, những người thừa kế của Samsung sẽ phải nộp thuế cho các tài sản này.

Ngoài ra, họ cũng sẽ quyên góp 700 tỷ won để chống bệnh truyền nhiễm, 300 tỷ won giúp đỡ trẻ em mắc bệnh ung thư và bệnh hiếm gặp trong thời gian 10 năm.

Hiện gia đình Samsung vẫn chưa tiết lộ số cổ phần của ông Lee sẽ được chia như thế nào. Tờ Yonhap cho biết, đầu tuần này, những người thừa kế của Samsung đã nộp đơn thay đổi cổ đông lớn nhất của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Samsung (Samsung Life Insurance). Tuy nhiên Samsung không tiết lộ rõ số cổ phần của mỗi người được hưởng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...