Người thừa kế của Samsung làm cách nào để trả khoản thuế hàng chục tỷ USD?

Ông Lee Kun-hee năm 2013. Ảnh: Bloomberg
Ông Lee Kun-hee năm 2013. Ảnh: Bloomberg
(PLVN) - Có thể phải đóng khoản thuế lên tới hành chục tỷ đô – la, những người thừa kế của Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee vừa qua đời sẽ làm thế nào để nộp thuế mà không phải bán doanh nghiệp?

Người đàn ông giàu nhất Hàn Quốc Lee Kun-hee có tài sản ước tính 20,7 tỷ USD, phần lớn trong số đó bao gồm cổ phần của ông tại 4 công ty thành viên của Samsung, theo Bloomberg Billionaires Index. Với mức thuế thừa kế lên tới 60% đối với cổ phiếu và 50% đối với bất động sản và các tài sản khác, những người thừa kế của ông có thể phải đóng khoản thuế khoảng 10 tỷ USD - có thể coi là mức lớn nhất Hàn Quốc đến thời điểm này - dựa trên giá thị trưởng cuối ngày thứ Sáu.

Theo Chung Sun-sup, Giám đốc điều hành của công ty phân tích doanh nghiệp Chaebul có trụ sở tại Seoul, những người thừa kế có tể sẽ không bán cổ phiếu để trả khoản thuế này. Hôm 26/10, có nhiều đồn đoán rằng các công ty thuộc Tập đoàn Samsung sẽ tăng cổ tức để giúp trả cho họ có tiền nộp thuế.

Việc bán cổ phiếu có thể gây ra rắc rối vì chúng sẽ làm giảm quyền kiểm soát của gia đình đối với tập đoàn. Không có tập đoàn nào làm như vậy”, nhà phân tích Chung nói, “Thay vào đó, hầu hết họ chọn thanh toán bằng tiền mặt trong vòng 5 năm. Tiền mặt có thể được chuẩn bị thông qua các phương tiện như cổ tức hoặc tiền lương.”

Đó là cách mà Chủ tịch Koo Kwang-mo, người tiếp quản quyền lực của Tập đoàn LG vào năm 2018 sau khi cha ông qua đời, đang làm: Ông và các thành viên trong gia đình đang nộp thuế thừa kế 921,5 tỷ won (817 triệu USD) trong vòng 5 năm.

Trong khi Samsung Electronics từ chối bình luận về cách gia đình có kế hoạch thanh toán và chia tài sản, họ cho biết "tất cả các khoản thuế liên quan đến tài sản thừa kế sẽ được thanh toán minh bạch theo yêu cầu của pháp luật."

Cổ phần của Lee bao gồm 4% nắm giữ trong nhà sản xuất điện thoại thông minh, ti vi và chip nhớ lớn nhất thế giới và 21% cổ phần của Samsung Life Insurance Co., công ty sở hữu cổ phần lớn thứ hai của Samsung Electronics.

Người đang điều hành Samsung hiện nay - tỷ phú Lee Jae-yong.
Người đang điều hành Samsung hiện nay - tỷ phú Lee Jae-yong. 

Con trai duy nhất của ông, Lee Jae-yong, đã lãnh đạo tập đoàn kể từ khi một cơn đau tim khiến cha mất khả năng lao động vào năm 2014. “Nếu thừa kế toàn bộ cổ phần của nhà lãnh đạo quá cố trong Samsung Electronics và Samsung Life Insurance, ông có thể sử dụng cổ tức và tài trợ từ các thành viên trong gia đình để chuẩn bị cho việc nộp thuế”,  Jongwoo Yoo, một nhà phân tích của Korea Investment & Securities, cho biết.

Ông Jongwoo Yoo cho rằng, vì hiện không rõ gia đình nắm giữ bao nhiêu tài sản tiền mặt, nhưng thu nhập từ cổ tức sẽ không đủ để trả thuế phí, do đó, rất có thể gia đình sẽ dựa vào nguồn tài chính cá nhân.

Trong khi đó, quá trình giải quyết những rắc rối pháp lý của mình, Lee Jae-yong đưa ra lời xin lỗi cá nhân về những bê bối tham nhũng tái diễn tại Samsung và cam kết sẽ không giao quyền lãnh đạo cho con mình.

Samsung là công ty mới nhất trong số ngày càng nhiều tập đoàn gia đình lớn mạnh của Hàn Quốc chuyển sang thế hệ tiếp theo. Đầu tháng này, Tập đoàn ô tô Hyundai đã bổ nhiệm Euisun Chung làm chủ tịch trong một động thái hoàn thành việc tiếp quản tất cả các chức danh hàng đầu từ cha mình.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.