HDBank ứng phó dịch COVID-19 – Ngân hàng “3 tại chỗ”

HDBank ứng phó dịch COVID-19 – Ngân hàng “3 tại chỗ”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngân hàng là ngành có nhiều CBNV, nhiều chi nhánh, khách hàng đến giao dịch thường xuyên nên tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. HDBank đã áp dụng nhiều phương án, trong đó có giải pháp "3 tại chỗ" nhằm ứng phó với dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. 

Theo đó, từ những ngày đầu năm 2020, HDBank đã có những phương án dự phòng chống dịch như các quy trình bảo vệ khách hàng, nhân viên tại quầy, làm việc tại nhà, phân tán nơi làm việc, chia thành các ekip phòng luân phiên làm việc online và work from home, xây dựng các kịch bản “back up” cho các phòng giao dịch, chi nhánh… theo từng khu vực trong trường hợp có khách hàng giao dịch, nhân viên người nhà nhân viên… là F.

Bên cạnh đó, HDBank đã thành lập Ban Duy trì kế hoạch kinh doanh (Ban BCP) với thành phần là các lãnh đạo chủ chốt, liên quan, có quy định về cấp độ tiếp nhận thông tin, xử lý, ra quyết định theo sự phân cấp, phân tầng đủ đảm bảo thông tin tiếp nhận, chỉ đạo, xử lý đa chiều và hiệu quả, sao cho các phòng giao dịch, chi nhánh, trung tâm tại địa bàn, vùng, khu vực… luôn có được ngay phương án và quyết định ứng phó nhanh với các tình huống phòng, chống COVID-19.

Trên cơ sở đó để lập tức xử lý theo đúng quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế và địa phương, đồng thời, xác định hướng xử lý kế tiếp nhằm để đảm bảo kế hoạch kinh doanh liên tục, tiếp tục được vận hành ngay tại phòng giao dịch, chi nhánh, trung tâm tại địa bàn đó.

HDBank cũng đã đặt ra các phương án, kịch bản dự phòng cũng như cho diễn tập vận hành, tùy từng tình huống và diễn biến dịch bệnh, các đơn vị và khu vực có thể tự tin kích hoạt ngay.

Các phương án này luôn được bộ phận quản lý rủi ro hoạt động theo dõi cập nhật thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế, theo quy định của Chính phủ,của Bộ Y tế, trong đó tính cả phương án 3 tại chỗ trước cả khi Chính Phủ có quy định, dù Ngân hàng không phải thực hiện giải pháp 3 tại chỗ như các ngành sản xuất.

Tất cả những quy trình, bộ quy tắc, các giải pháp khác khi văn phòng vốn không chỉ là nơi làm việc được tính đến, sao cho đảm bảo sự an toàn và có đầy đủ trang thiết bị vật dụng thiết yếu phục vụ nếu phải ở lại tại chỗ là quan trọng nhất cho CBNV.

Chẳng hạn như với các suất ăn cho CBNV ở những nhóm thực thi giải pháp "3 tại chỗ", ngân hàng kết nối chủ động cung ứng suất ăn theo tiêu chuẩn dịch vụ hàng không để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho nhân viên. Nếu tình hình nếu diễn biến phức tạp hơn, ngân hàng sẽ lập tức thực thi các giải pháp này tại các điểm giao dịch quan trọng trên địa bàn.

Ngân hàng là ngành có nhiều CBNV, nhiều chi nhánh, khách hàng đến giao dịch thường xuyên nên tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, Tuy nhiên, đây cũng là ngành có nhiều bộ quy tắc, từ ngành, đến bản thân ngân hàng, nhiều tầng lớp bảo vệ.

Hiện nay, định kỳ 5 ngày/1 lần, HDBank tổ chức test cho toàn thể CBNV của mình. Những đơn vị, chi nhánh lớn, tổ chức test tại chỗ, áp dụng nghiêm ngặt quy trình chuẩn mực, không để nhóm này tiếp xúc nhóm kia và tầng này tiếp xúc tầng kia…

Hai năm qua, đúng vào thời điểm HDBank đẩy mạnh số hóa trong mọi mặt hoạt động của ngân hàng, từ các quy trình giao dịch, vận hành, nhân sự, đánh giá,… và do diễn biến dịch bệnh phức tạp, HDBank càng đẩy mạnh Số hóa nhanh và đa dạng hơn nữa.

Hoạt động nội bộ lẫn bên ngoài với việc cung ứng, duy trì các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số đều đảm bảo thông suốt, không cần tiếp xúc, không bị ảnh hưởng bởi giãn cách tại các địa phương áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16.

Tin cùng chuyên mục

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…