Hậu COVID-19: Những ai cần khám và những điều cần biết khi mắc

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều số liệu trên thế giới chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10-20% số trường hợp mắc COVID-19 có biểu hiện các dấu hiệu của hội chứng hậu COVID-19.

Hậu COVID-19 là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm, lo lắng, nhất là các những bệnh nhân vừa hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh.

Theo các nghiên cứu, các dấu hiệu của hội chứng hậu COVID-19 rất đa dạng, phổ biến nhất là mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ho…

Virus SARS-CoV-2 tấn công vào tất cả các cơ quan của cơ thể

Thời gian gần đây, ghi nhận tại nhiều bệnh viện có nhiều trường hợp bệnh nhân tới khám tới khám hậu COVID-19.

Phó giáo sư Hoàng Thị Phượng - Giảng viên cao cấp, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội (Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyên Trưởng Khoa Lao và bệnh phổi (Bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết khi vaccine đã được phủ rộng rãi, đồng nghĩa những triệu chứng nặng đã được kiểm soát, đồng nghĩa tỷ lệ rất cao người bệnh phục hồi hoàn toàn.

Nhiều số liệu trên thế giới chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10-20% số trường hợp mắc COVID-19 có biểu hiện các dấu hiệu của hội chứng hậu COVID-19.

Nghiên cứu quan sát trên 1.600 bệnh nhân tại các bệnh viện Hoa Kỳ bị COVID-19 cấp tính, vào thời điểm 60 ngày sau khi xuất viện cho thấy 33 % có báo cáo các triệu chứng dai dẳng, 19% có báo cáo các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn, các triệu chứng phổ biến nhất: khó thở khi leo cầu thang (24%), khó thở/tức ngực (17%), ho (15%) và mất vị giác (13%).

Nghiên cứu 1.700 bệnh nhân trước đó đã nhập viện với COVID-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc), sau sáu tháng 74% tiếp tục gặp một hoặc nhiều triệu chứng: Mệt mỏi hoặc yếu cơ (63%); Khó thở (26%); Khó ngủ (26%); Lo lắng hoặc trầm cảm (23%).

Các biểu hiện của hội chứng hậu COVID-19

Phó giáo sư Phượng cho hay các triệu chứng phổ biến sau nhiễm COVID-19 gồm: mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức và những triệu chứng khác ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Các triệu chứng này có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục từ đợt mắc COVID-19 cấp tính, hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Triệu chứng cũng có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian.

Phó giáo sư Hoàng Thị Phượng. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

“Virus SARS-CoV-2 tấn công vào tất cả các cơ quan của cơ thể trong giai đoạn cấp tính. Vì thế, ở giai đoạn hậu COVID-19 do di chứng tổn thương của đa cơ quan, triệu chứng hậu COVID-19 cũng gặp ở nhiều cơ quan. Bệnh nhân có nhiều triệu chứng nhưng phổ biến vẫn là mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ho, có người có dấu hiệu tâm lý, stress, có trường hợp dấu hiệu mất mùi, mất khứu giác vẫn còn.

Những đối tượng cần khám hậu COVID-19

Nhìn chung, triệu chứng hậu COVID-19 chủ yếu vẫn là các triệu chứng về hô hấp. Nhưng không có nghĩa tất cả những người mắc đều phải đi khám hậu COVID-19.

Điều này rất lãng phí. Chỉ những người nào có triệu chứng thì mới đi khám," Phó giáo sư Phượng chỉ rõ.

Đối tượng dễ gặp các di chứng hậu COVID-19 là người có các bệnh lý nền, bệnh nhân phải nhập viện phải nằm ICU dài ngày.

Trong nhóm bệnh nhân nằm viện thì khi ra viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn lịch tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Nhóm bệnh nhân nhẹ không cần nhập viện thì chỉ đi khám hoặc tái khám trong trường hợp có biểu hiện các triệu chứng.

200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19

Phó giáo sư Phượng phân tích có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân từng phải điều trị hồi sức tích cực. Sau nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh, người bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực…

Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung. Với người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn… nếu mắc COVID-19 có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn.

Đặc biệt, di chứng của COVID-19 tại phổi nặng nề nhất. Người bệnh có thể khó thở kéo dài, xuất hiện ở hầu hết bệnh nhân trong hai đến ba tháng, đôi khi lâu hơn (lên đến 12 tháng). Có bệnh nhân ho mãn tính, nhiều bệnh nhân bị ho dai dẳng từ hai đến ba tuần sau các triệu chứng ban đầu.

Đa số bệnh nhân khỏi ho sau 3 tháng và hiếm khi kéo dài sau 12 tháng. Có trường hợp bệnh nhân khó chịu ở ngực là phổ biến và có thể hết chậm. Khó chịu ở ngực vẫn tồn tại ở 12-22 % bệnh nhân khoảng hai đến ba tháng.

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh xơ phổi do hậu COVID-19, gồm: Tuổi cao, nam giới, thời gian nằm viện dài; Bệnh đồng mắc hoặc bệnh phổi kẽ có từ trước; bệnh nhân ở mức độ nặng. Đa số bệnh nhân có bất thường sẽ có các triệu chứng hô hấp (khó thở, ho) và các bất thường chức năng hô hấp. Cần lưu ý nguy cơ xơ phổi hậu COVID-19 ở bệnh nhân sau 4 tuần bị nhiễm COVID-19 vẫn còn tình trạng: Thở nhanh, ho, tức nặng ngực, giảm oxy máu (SpO2 <95%).

Tập phục hồi chức năng hô hấp

Phó giáo sư Hoàng Thị Phượng cho biết, việc tập phục hồi chức năng hô hấp cần thực hiện sớm cho người bệnh sau khi mắc COVID-19, giúp cải thiện khả năng dung nạp với gắng sức của người bệnh, tình trạng thở nhanh hậu COVID-19 và tình trạng sức cơ và cơ học hô hấp.

Các bài tập phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm:

Tập thở chúm môi: Hít vào thật sâu, từ từ bằng mũi. Chúm môi và từ từ thở ra cho tới khi hết khả năng.

Tập thở cơ hoành: Hít vào từ từ bằng mũi, đồng thời bụng phình lên. Thở ra chúm môi, đồng thời bụng hóp lại.

- Kỹ thuật tập ho có kiểm soát:

+ Người bệnh thở chúm môi khoảng 5-10 phút, giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế quản vừa.

+ Tròn miệng hà hơi 5 đến 10 lần,tốc độ tăng dần giúp đẩy đờm từ phế quản vừa ra khí quản.

+ Ho: Hít vào thật sâu, nín nở và ho liên tiếp 2 lần, 1 lần nhẹ, lần 2 nhanh mạnh để đẩy đờm ra ngoài.

- Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động: Thở có kiểm soát, căng giãn lồng ngực, hà hơi.

- Tập thở với các dụng cụ hỗ trợ: Bóng, Spiroball.

- Tập giãn cơ.

- Tập tăng sức mạnh sức bền với các dụng cụ tập tạ, bóng chày, băng chun, leo cầu thang, tập cơ đùi, tập cơ căng chân.

Theo các bác sỹ, người bệnh nên theo dõi sức khỏe trong 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 cho đến khi đã khỏi bệnh để hạn chế những nguy cơ hậu COVID-19 có thể gây ra.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.