Hấp dẫn du lịch đánh cá bằng... chim cốc

Hấp dẫn du lịch đánh cá bằng... chim cốc
(PLO) -Phần lớn ngư dân đánh cá đều lệ thuộc vào việc con mồi “vô phúc” cắn câu giăng sẵn hay lớ ngớ bị lạc trong những cái bẫy tinh vi. Riêng một số ngư dân ở Nhật lại có cách đánh bắt hiệu quả hơn thế nhiều: Họ phái lũ chim Cốc rượt theo đàn cá để “câu” chúng. 
 

Những ngư dân sống bằng nghề chài lưới trên dòng sông Nagara ở tỉnh Gifu đã dùng chim Cốc - loài chim bay nhanh, cực kỳ linh hoạt - làm phương kế kiếm ăn của mình trong suốt hơn 1.300 năm qua. Du khách ngày hôm nay đến nước Nhật sẽ có dịp tận mắt chứng kiến một trong những nghệ thuật cổ xưa nhất này ở Nhật Bản. 

Được vua…tài trợ

Đánh cá bằng chim Cốc được xem là một hoạt động quan trọng và Thiên hoàng Nhật đã tài trợ cho các nghệ nhân đánh cá trên sông Nagara kể từ năm 1890, nhằm đảm cho nghề nghiệp có từ xa xưa này cứ thế mà phát huy, trường tồn. Những nghệ nhân sẽ có một tước vị của vua ban gọi là “Hoàng Ngư” – một tước vị được truyền từ cha sang con. 

Đánh cá bằng chim Cốc được áp dụng ở 13 địa phương trên khắp Nhật Bản, từ các hòn đảo Kyushu và Shikoku cho đến dòng sông Fuefuki ở tỉnh Yamanashi, nơi ncách thủ đô Tokyo khoảng 100km về hướng Tây song chỉ duy nhất có ngư dân đánh cá bằng chim Cốc trên sông Nagara thì mới được vua ban tước “Hoàng Ngư” mà thôi.

Ngay cả dòng sông Nagara cũng được hoàng gia bảo hộ để mong muốn nó luôn trong lành. Có 3 “Hoàng Ngư” ở sông Nagara tại thành phố Seki, và họ là 3 trong số 6 người hoạt động trải dọc theo 20km xuôi theo hạ nguồn thành phố Gifu, là thủ phủ của tỉnh Gifu, và đông đảo người mê môn câu cá bằng chim Cốc đã đổ tới đây để ngoạn cảnh.

Các “Hoàng Ngư” khoác áo rơm, dán mắt vào đám chim Cốc, trong khi người trợ tá điều khiển chiếc xuồng.
Các “Hoàng Ngư” khoác áo rơm, dán mắt vào đám chim Cốc, trong khi người trợ tá điều khiển chiếc xuồng. 

Nghề tài khéo

Thực ra, đánh cá bằng chim Cốc không phải vào lúc chập tối mà có thể còn sớm hơn, mỗi chiếc xuồng có một đống lửa củi thông nhỏ đặt ngay trong một cái sọt, treo khéo léo trên một cây sào ngay trước đầu mũi xuồng, không chỉ chiếu sáng đường đi mà còn dẫn dụ đàn cá. Mỗi xuồng có “Hoàng Ngư” và người trợ tá của họ (thường là con trai của người ngư dân) và một “hoa tiêu” ở phía sau chiếc xuồng.

“Hoàng Ngư” là người rất sành giỏi về các luồng con nước, trên tay có từ 10 đến 12 con chim Cốc đang đậu chễm chệ, mỗi con có một dây buộc ở cổ và cột vào tay người ngư dân, còn tay kia sẽ có một số dây khác để làm một số động tác nào đó. 

Đám chim Cốc bước ra trước mũi xuồng và lặn xuống săn cá. Nếu đám chim Cốc tìm được cá, chúng bay lên xuồng và “Hoàng Ngư” sẽ cạy mỏ Cốc để lôi con cá ra, xong lại nhảy xuống sông săn cá lần hai. Cách thức đánh bắt cá kỳ thú này thậm chí đã khiến ngôi sao điện ảnh – vua hề Charlie Chaplin - rất ấn tượng khi ông đi du lịch trên sông Nagara, vua hề tán dương nó là “nghệ thuật truyền thống đẳng cấp nhất ở Nhật Bản”.

Khách du lịch có 2 sự lựa chọn để xem nghề truyền thống lạ mắt này: Hoặc là ngồi thuyền du lịch để xem trực tiếp, hay chỉ là đứng ven sông dõi mắt nhìn phong cảnh sông nước huyền ảo khi đêm về. Thuyền du lịch sẽ đậu dọc theo bờ sông, chờ khi các xuồng của “Hoàng Ngư” đi qua. Có nhiều vị trí để đánh cá bằng chim Cốc trên sông Nagara mỗi khi đêm về, từ khoảng 8 giờ rưỡi tối đến 9 giờ rưỡi tối. 

Trước khi khách lên các tàu du lịch, một “Hoàng Ngư” sẽ mô tả các kỹ năng đánh cá bằng cách sử dụng một trong các con chim Cốc của mình. Các “Hoàng Ngư” thường mặc một bộ đồ sẫm màu, đội nón và khoác áo rơm y như cách ăn vận của cha ông họ từ cách đây hàng trăm năm. Khi đến giờ đã định, 3 cột pháo hoa sẽ bắn tung lên bầu trời đêm, báo hiệu việc đánh cá bằng chim Cốc bắt đầu. 

Ngư dân lấy những con cốc ra khỏi giỏ trên xuồng chài tại thành phố Iwakuni, tỉnh Yamaguchi.
Ngư dân lấy những con cốc ra khỏi giỏ trên xuồng chài tại thành phố Iwakuni, tỉnh Yamaguchi. 

Kỹ thuật điêu luyện

Lũ chim Cốc được vận chuyển trong giỏ, sau đó được cho bay ra và đậu trên tay “Hoàng Ngu” thông qua những dây buộc cổ được gắn trên tay họ. Cái dây buộc cổ này không  những để kiểm soát hoạt động của con chim mà còn ngăn ngừa tính phàm ăn của chúng khi lỡ trớn nuốt luôn những con cá to. Dây được buộc sao cho chúng đủ thở, không xiết chặt cổ chúng mà chúng vẫn có thể xơi ngon lành những con cá nhỏ.

Những con chim Cốc nào thường cao từ 80 cm đến 90 cm, ngay họng được gắn cái khoen để chúng không dễ nuốt trôi nếu “vớ bẫm”. Nhờ cái khoen cổ này mà khi ngoạn đủ một lượng cá nhất định giữ trong cổ họng, các “Hoàng Ngư” sẽ giật dây báo hiệu cho con Cốc quay trở lại xuồng, rồi nắn vào khoen cổ chim để bắt chúng nôn ra những thứ đang ngậm bên trong. Điều này có nghĩa là cá sẽ không bị lũ chim nuốt trọn vào dạ dày, vẫn đảm bảo tươi nguyên để sau đó làm thực phẩm.

Mục tiêu chính để đánh bắt trên dòng sông Nagara là cá Ayu, loài cá này gọi là Cá ngọt (Cá Cam) do bởi cái vị ngọt của thịt cá. Người ra nói rằng thịt cá có mùi thơm của “dưa và dưa leo” và được mệnh danh là một món sơn hào hải vị của địa phương này.

Mỏ chim Cốc để lại dấu vết khi nó có cá, và là chỉ dẫn để hiểu xem lũ chim đã “câu” được cá hay ra về tay không, còn cái mỏ chim là dấu hiệu của chất lượng cá. Số cá Ayu tươi sống trong vụ đánh cá lần đầu tiên sau đó sẽ được gửi trực tiếp vào Hoàng cung Nhật Bản ở thủ đô Tokyo. 

Các “Hoàng Ngư” nuôi đám chim trong các chuồng nằm sát nhà mình, mỗi ngày âu yếm trò chuyện với đám chim, gõ nhẹ lên đầu chúng, gãi nhẹ lên bụng để cho đám chim thấy được tình yêu thương giữa chủ nhân và chim chóc. Loài chim Cốc sống chủ yếu ở sông Nagara.

Những con chim Cốc chạy về chuồng trong ngôi nhà của “Hoàng Ngư”. Mỗi ngày, họ dùng từ 10 đến 12 con Cốc để đánh bắt cá.
Những con chim Cốc chạy về chuồng trong ngôi nhà của “Hoàng Ngư”. Mỗi ngày, họ dùng từ 10 đến 12 con Cốc để đánh bắt cá.

Cánh ngư dân bắt lũ chim Cốc non ngoài thiên nhiên, cho chim uống nước sông mát lành, từ từ dạy cách đánh bắt cá. Chim Cốc Nhật Bản sống khoảng 15 năm (kỷ lục là 26 năm), nhưng phải mất 3 năm để huấn luyện chim non thành chim săn cá.

Các “Hoàng Ngư” rất ngưỡng mộ loài vật trung thành, nhanh nhẹn và được ân sủng, cũng như đôi mắt xanh màu cô-ban tuyệt đẹp cùng cái mỏ móc. Họ khẳng định rằng nghề truyền thống này chỉ thực sự tồn tại thông qua việc nuôi dưỡng chim Cốc trở thành một thành viên của gia đình.

Nghệ thuật đánh cá bằng chim Cốc diễn ra hầu như hàng đêm, và khách du ngoạn bằng thuyền có thể đậu ở phía mạn Nam của sông Nagara, gần bờ Tây mé cầu Nagara. Từ ngày 11/5 đến 15/10 hàng năm, đêm nào du khách cũng có thể xem chim Cốc, ngoại trừ ngày trăng rằm hoặc khi mực nước sông dâng cao, nước sông quá đục hoặc mưa quá nhiều phải hủy hoạt động đánh cá.../.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

'Culture in you - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật'- đề cao sự đa dạng văn hóa

BTC mong muốn chương trình trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật. (Ảnh: Hà An)
(PLVN) - “Culture in you - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo, để từ đó các bạn hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.

Thanh Thủy được chú ý ở Hoa hậu Quốc tế

Thanh Thủy được chú ý ở Hoa hậu Quốc tế
(PLVN) - Trong ngày đầu tiên nhập cuộc Miss International (Hoa hậu Quốc tế) 2024, Hoa hậu Thanh Thủy tạo dấu ấn khi thay đổi nhiều bộ trang phục ấn tượng, tự tin giao tiếp cùng đại diện các nước.