Hàng triệu thanh niên Việt sẽ... không thể cưới vợ

Hình ảnh tại Lễ ký cam kết. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Hình ảnh tại Lễ ký cam kết. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Nếu tỉ số giới tính khi sinh vẫn tiếp tục cao như hiện nay, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh không mấy sáng sủa khi có từ 2,3-4,3 triệu nam giới không thể kết hôn vì thiếu nữ giới.
Cả nước đã có 55/63 tỉnh, thành phố có tỉ số giới tính khi sinh cao trên 108 bé trai/100 bé gái. Bộ Y tế nhận định đây là con số hết sức báo động và cảnh báo xu hướng này đang tiếp tục gia tăng.
Tại lễ phát động “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” diễn ra ngày 17/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho rằng, nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với viễn cảnh không mấy sáng sủa khi có từ 2,3-4,3 triệu nam giới không thể kết hôn vì thiếu nữ giới.
Khi đó, sức ép kết hôn sẽ tạo ra những hậu quả về mặt xã hội và nhân khẩu học như gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm, gia tăng đường dây buôn bán phụ nữ và các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, bất ổn xã hội do những thất vọng về mặt xã hội và tình dục ở nam giới.
Bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cảnh báo, toàn châu Á đang thiếu hụt tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. “Hiện tượng này đã ảnh hưởng tới hai quốc gia lớn trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. Dự đoán đến năm 2060, cứ 100 phụ nữ thì có tới 160 nam giới Trung Quốc và Ấn Độ trong độ tuổi kết hôn”, bà Ritsu Nacken nói.
Tương tự, mất cân bằng giới tính cũng đang ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số của Việt Nam trong tương lai. Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh là sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, Việt Nam sẽ rơi vào thực tế như Trung Quốc và Ấn Độ.
Bà Ritsu Nacken cũng cho biết, giải pháp của vấn đề này không phải là tập trung vào giải quyết hiện tượng như cấm siêu âm hay phá thai lựa chọn giới tính mà chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội, khi con trai được coi trọng hơn con gái.
Vì vậy, lễ phát động “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” với chủ đề “Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, cũng như kêu gọi nỗ lực hơn nữa từ các cơ quan liên quan cùng chung tay để chấm dứt hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh - một trong những hình thức đối xử phân biệt giới.
Trong khuôn khổ Ngày hội cũng diễn ra lễ ký cam kết không cung cấp dịch vụ sàng lọc giới tính thai nhi. Bên cạnh đó, từ ngày 1/10 đến 30/11, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phối hợp với UNFPA tổ chức cuộc thi kể chuyện bằng hình ảnh “Con gái thật tuyệt” trên mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của cộng đồng về vai trò, giá trị của con gái trong gia đình và xã hội.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.