Hàng triệu học sinh náo nức trở lại trường

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn kiểm tra đi thị sát mở cửa trường học tại Thanh Hóa.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn kiểm tra đi thị sát mở cửa trường học tại Thanh Hóa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đầu tuần qua, hàng triệu học sinh mầm non, tiểu học, lớp 6 của nhiều địa phương trong cả nước trở lại trường sau nhiều tháng liền học ở nhà vì dịch COVID-19. Cùng với đó, tại Hà Nội, sinh viên nhiều trường đại học cũng trở lại giảng đường, kể từ đợt dịch thứ 4 bùng phát.

Không thể chậm trễ hơn

Sau nhiều tháng ngày mong mỏi, tiếng trống trường rộn rã lại vang lên ở khắp mọi địa phương trên cả nước để chào đón học sinh và thầy cô trở lại giảng đường sau thời gian dài phải học trực tuyến. Việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 đã dần đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, trong đó có mở cửa trường học an toàn.

Ngày đầu học sinh đi học trực tiếp, nhiều phụ huynh và học sinh đều hồi hộp như những lần đầu đưa con tới lớp mẫu giáo. Nếu như trước đây, trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, không ít phụ huynh đều cho rằng: “Học là việc cả đời, con đúp một năm không sao cả” thì nay họ đã đều ủng hộ việc đưa con tới trường như ngày “giải phóng phụ huynh”. “Việc xuất hiện F0 trong trường là điều có thể xảy ra, dù không mong muốn chút nào. Đến thời điểm này, các con cần được đến trường học tập, cần được vui chơi và phát triển. Cứ e dè dịch bệnh, bắt con ở nhà dán mắt vào điện thoại, tivi thì còn nguy hiểm hơn”, một phụ huynh chia sẻ.

Được biết, có đến hơn 80% phụ huynh học sinh ở bậc tiểu học và gần 70% phụ huynh ở bậc mầm non (từ 3 đến 6 tuổi) đồng thuận việc cho học sinh đi học trong đợt này. Tại TP HCM, việc cho con đi học trực tiếp hay không trong đợt này hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh.

Trước đó, theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng đến toàn ngành Giáo dục. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.

Đến nay, học kỳ 1 năm học 2021-2022 đã kết thúc trong điều kiện đa số các địa phương dạy học trực tuyến hoàn toàn. Mặc dù các thầy, cô giáo trên cả nước đã và đang cố gắng khắc phục khó khăn để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn nhưng chất lượng giáo dục vẫn là điều đáng bàn.

Đánh giá về việc triển khai học trực tuyến thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Không chỉ trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 mà trong suốt 2 năm qua, hoạt động dạy học trực tuyến đã được ngành Giáo dục triển khai trên diện rộng bởi yêu cầu ứng phó bắt buộc với dịch bệnh.

Cũng vì ứng phó bắt buộc nên việc triển khai nhìn chung còn bị động, thiếu đồng bộ và thiếu nhiều điều kiện cần thiết. Sự khác nhau về hạ tầng truyền thông, điều kiện kinh tế giữa các vùng, miền đã tạo nên khoảng cách lớn trong tiếp cận giáo dục. Trong đó, đặc biệt ở các cấp học mầm non, tiểu học thuộc các khu vực khó khăn, miền núi, hải đảo… phải chịu thiệt thòi hơn cả.

Rất nhiều giải pháp từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục đã được đưa ra; rất nhiều sự nỗ lực từ cán bộ quản lý, giáo viên đến học sinh, phụ huynh đã được thể hiện. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, các bộ, ngành triển khai thực hiện, các địa phương hưởng ứng, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đồng hành… để cùng góp thiết bị học tập, góp sóng Internet cho dạy và học là một ví dụ. Đến thời điểm này, đã có hàng chục nghìn máy tính, điện thoại được gửi tới học sinh.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, dạy học trực tuyến, nhất là ở bậc phổ thông không thể có chất lượng như dạy học trực tiếp. Ngay cả đối với nhiều nước có điều kiện tốt hơn Việt Nam, cũng cùng chung chia sẻ này.

Cùng với đó, nếu kéo dài hơn việc dạy học gián tiếp với các hình thức qua Internet, trên truyền hình thì tác động tiêu cực sẽ lớn dần, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần của cả người dạy, người học và các đối tượng liên quan.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Trở lại trường học, việc bù đắp kiến thức được ngành Giáo dục xác định không chỉ thực hiện trong một năm mà còn kéo dài trong nhiều năm. Bên cạnh việc bù đắp kiến thức, nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của học sinh, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em trong đại dịch COVID-19 và sau khi đến trường.

Học sinh tiểu học ở Hải Phòng ngày đầu trở lại trường.

Học sinh tiểu học ở Hải Phòng ngày đầu trở lại trường.

Không chỉ là chuyện mở cửa trường

Cũng từ đầu tuần qua, tại Hà Nội, nhiều trường học đón sinh viên trở lại trường như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Công nghiệp Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Văn hóa, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải...

Trong ngày 14/2, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến kiểm tra công tác dạy học trực tiếp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đồng thời chúc Tết thầy và trò nhà trường nhân dịp đầu năm mới.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc học trực tiếp là vô cùng cần thiết, không chỉ giúp sinh viên thuận lợi hơn trong tiếp nhận kiến thức mà còn là cơ hội để sinh viên được gặp gỡ thầy cô, bạn bè, giao lưu, phát triển năng lực bản thân, ý thức cộng đồng.

Nhắc lại khuyến cáo của UNICEF và UNESCO: “Trong đại dịch, nơi đóng cửa muộn nhất là trường học và nơi mở cửa sớm nhất cũng là trường học”, Thứ trưởng cho rằng, trong bối cảnh mới, chúng ta vừa phải sống chung với dịch bệnh, vừa phải làm tốt những công tác khác. Trong đó, giáo dục và đào tạo mang một sứ mạng to lớn là: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho đất nước.

Thứ trưởng đề nghị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh. Quyết tâm cao hơn nữa trong việc đón sinh viên trở lại trường học tập trung. Điều này phải được thể hiện bằng hành động và ý chí, trách nhiệm.

Thực tế, với hơn 22,6 triệu học sinh, sinh viên các cấp, bậc học trên cả nước đi học trực tiếp trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp cũng đặt ra nhiều vấn đề không chỉ cho thầy, cô giáo, ngành Giáo dục mà còn cho cả các cấp, các ngành và cha mẹ học sinh. Những ngày qua, việc có nên để học sinh trở lại trường học trực tiếp hay không đã dẫn tới những luồng ý kiến trái chiều.

Có không ít ý kiến băn khoăn, lo ngại việc để học sinh THCS, THPT trở lại trường có thể tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm và lây lan dịch bệnh. Những lo lắng này không phải không có cơ sở khi mà những ngày qua số ca mắc mới ở nước ta còn khá cao, với trên 10 nghìn, thậm chí 14 -15 nghìn trường hợp mỗi ngày. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lây lan gấp 7 lần biến thể Delta. Trong khi đó, tuổi học trò hiếu động, ý thức chưa sâu sắc nên khó có thể đảm bảo tuân thủ nghiêm các nguyên tắc phòng chống dịch, nhất là “5K”.

Thế nhưng, nhiều ý kiến ủng hộ việc sớm đón học sinh tới trường học trực tiếp. Bởi dù dịch bệnh ở nước ta còn phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, đặc biệt tỷ lệ số ca nặng phải nhập viện và tỷ lệ số trường hợp tử vong do COVID-19 đang giảm sâu. Cùng với tỷ lệ tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 cho giáo viên và học sinh từ lớp 7-12 ở mức khá cao. Chúng ta có đầy đủ căn cứ, kinh nghiệm, điều kiện để quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đưa học sinh quay trở lại trường học. Đây không chỉ là chuyện mở cửa trường học mà còn là củng cố, tái thiết giáo dục sau dịch bệnh.

Để sớm mở cửa trường học an toàn, Bộ GD&ĐT thời gian qua đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tham vấn ý kiến với các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, y tế về phương án đưa trẻ trở lại trường và nhận được các ý kiến đồng thuận. Tất nhiên, việc học sinh, sinh viên trở lại trường có thể phát sinh những sự cố ngoài mong muốn như có các trường hợp lây nhiễm… Vì thế, nhiều địa phương cùng ngành Giáo dục đã tổ chức diễn tập đón học sinh trở lại trường, trong đó đặt ra những tình huống cần xử lý phòng, chống COVID-19.

Có thể nói, với ngành Giáo dục, việc chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, dần mở cửa trường học là nhiệm vụ rất quan trọng để các hoạt động giáo dục sớm quay trở lại trạng thái bình thường. Vì thế, trở lại trường, chuyện tưởng rất bình thường đối với học sinh. Thế nhưng, trong thời điểm này là kết quả của một quá trình chiến đấu kiên cường của toàn xã hội, trong chiến lược tổng thể của quốc gia ứng phó với COVID-19 khó lường, nguy hiểm và nay đã thành công bước đầu.

Học sinh trở lại trường học, người lớn đi làm, cuộc sống bình thường mới đang dần trở lại. Dường như chẳng có thanh âm nào yên bình hơn thế, như chồi non lộc biếc sau những ngày đông ảm đạm…

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã gửi gắm trong thông điệp đầu năm mới, ông đưa lên trang cá nhân của mình: “Với ngành Giáo dục, quãng thời gian đóng cửa trường học dài đằng đẵng vừa qua như một mùa đông u ám. Xuân đã sang, có một thứ cần khai mở, dứt khoát cần khai mở, đó là cổng trường học, để thầy cô đón học sinh tới trường học trực tiếp. Mong mọi điều tốt lành sẽ tới trong xuân này, mong xuân bình an, xuân tốt lành. Tất cả mọi người cùng chung tay cho một sự khai mở vô cùng cần thiết này của mùa xuân”

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.