Hãng sản xuất tên lửa Buk của Nga “phản pháo” kết luận về vụ MH-17

Xác máy bay MH17 gần làng Grabove, vùng Donetsk, miền Đông Ukraine ngày 26/7/2014. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xác máy bay MH17 gần làng Grabove, vùng Donetsk, miền Đông Ukraine ngày 26/7/2014. (Nguồn: AFP/TTXVN)
(PLO) - Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 13/10, công ty Almaz-Antey của Nga chuyên sản xuất tổ hợp tên lửa Buk đã tổ chức họp báo công bố kết quả hai cuộc thử nghiệm nhằm xác định nguyên nhân của vụ rơi máy bay MH-17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines hồi tháng 7/2014 xuống thành phố Donetsk, Đông Nam Ukraine.
Việc Nga đưa ra kết quả trên chỉ diễn ra vài giờ trước khi Hà Lan cũng công bố báo cáo điều tra chính thức của nước này về vụ rơi máy bay gây nhiều tranh cãi này.
Các chuyên gia của Almaz-Antey đã tiến hành thử nghiệm mô phỏng vụ va chạm giữa tên lửa 9M38 của tổ hợp Buk với máy bay hành khách IL-86. 
Kết quả thử nghiệm mô phỏng xác nhận chiếc Boeing-777 bị bắn hạ bằng tên lửa phóng đi từ lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng quân đội Ukraine. 
Theo các chuyên gia của Almaz-Antey, tên lửa nổ ở khoảng cách động cơ bên trái của máy bay hơn 20m. 
Phát biểu với báo giới, Tổng giám đốc Almaz-Antei Yan Novikov khẳng định "Hoàn toàn có thể thấy rõ nếu chiếc Boeing trúng tên lửa phòng không Buk, đó chỉ có thể là tên lửa 9M38, tức là tên lửa cũ hơn loại 938M1... mô phỏng toán học của công ty là hoàn toàn chính xác."
Bên cạnh đó, thực nghiệm cũng "hoàn toàn bác bỏ" báo cáo sơ bộ của Ủy ban An toàn Hà Lan công bố hồi tháng 9 năm ngoái. 
Nghiên cứu của Almaz-Antei chỉ ra rằng trong trường hợp tên lửa bắn trúng thân máy bay như khẳng định của phía Hà Lan thì điểm va chạm sẽ ở mạn phải. 
Tuy nhiên, giới chuyên gia Nga xác định nếu tên lửa được bắn đi từ làng Snezhnoye (như kết luận của Hà Lan), nó sẽ không làm tổn hại mạn trái của máy bay. 
Đánh giá vấn đề trên, ông Novikov cho rằng qua phân tích, phía công ty nhận thấy cánh và một phần cánh ổn định trái bị hư hại, mảnh vỡ của chúng do mảnh tên lửa, có kích thước 8-14mm - đặc điểm của tên lửa Buk, gây ra. Nghiên cứu của Nga cho thấy tên lửa Buk đã nổ ở mạn trái máy bay.
Chiếc máy bay MH-17 của Hãng hàng không Malaysia bị rơi ngày 17/7/2014 tại miền Đông Ukraine khi đang trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) làm toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Ukraine và nhiều quốc gia phương Tây cáo buộc lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine đã bắn hạ chiếc máy bay xấu số này. Tuy nhiên, các tay súng ở miền Đông Ukraine bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng chính quân đội Ukraine đã bắn nhầm chiếc MH17.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.