Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, lưu ý nào cho doanh nghiệp Việt?

Ông Bạch Quốc An
Ông Bạch Quốc An
(PLO) - Trong xu thế chung của thương mại quốc tế, hàng hóa có thể tự do đi lại và sẽ có thuế nhập khẩu bằng 0. Do không thể tăng thuế nhập khẩu, các nước sẽ sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, hàng rào kỹ thuật được các nước nhập khẩu sử dụng triệt để. 
Vậy, hàng rào kỹ thuật trong thương mại là gì? Lưu ý nào cho doanh nghiệp Việt? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế (Bộ Tư pháp) xung quanh vấn đề này.
Thưa Ông, liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, hiện nay, chúng ta đã có Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là Hiệp định TBT) Vậy, văn bản này ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cũng như vượt hàng rào kỹ thuật của các nước?
- Hiệp định TBT trong WTO không phải là tập hợp tất cả các tiêu chuẩn mà WTO đưa ra. Hiệp định TBT chỉ là đưa ra các nguyên tắc chung để các nước xây dựng hệ tiêu chuẩn hoặc đánh giá sự hợp chuẩn. Đây là cơ sở, là nền tảng để các quốc gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, tuân theo các nguyên tắc đã được ghi nhận trong TBT.
Theo đánh giá của các chuyên gia, khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều FTAs, đặc biệt là Hiệp định TPP, nông sản sẽ là một trong những lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, thách thức về hàng rào kỹ thuật. Quan điểm của Ông như thế nào về nhận định này, thưa Ông?
- Có thể nói, những yêu cầu về TBT trong Hiệp định TPP không có quá nhiều vấn đề khác biệt so với quy định của WTO. Trong thời gian vừa qua, sản phẩm nông nghiệp của nước ta đã có thể thích nghi được với các yêu cầu về TBT trong WTO. Vì vậy, theo đánh giá của tôi, không có gì quá khó khăn về TBT đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của chúng ta.
Hiệp định TPP cũng đưa ra một số tiêu chí cụ thể về TBT đối với một số các loại sản phẩm. Tuy nhiên, TBT trong TPP không phải là tiêu chuẩn mà tất cả các quốc gia phải tuân theo mà chỉ là các nguyên tắc, nền tảng, là cơ sở để từng quốc gia thành viên xây dựng nên hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia mình.
Thưa Ông, có ý kiến cho rằng, dường như hiện nay ở Việt Nam, ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xem trọng TBT ở các nước mình có hàng xuất khẩu. Ông nghĩ sao về thực trạng này?
- Theo tôi, không phải doanh nghiệp không quan tâm mà là doanh nghiệp có quan tâm, có nhận biết nhưng do nguồn lực không đủ, vốn yếu, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, khoa học công nghệ còn thiếu nên việc đầu tư cho sản xuất, nhất là các sản phẩm về nông sản đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao của các quốc gia là một vấn đề khó. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người để đầu tư rất mỏng. Ngoài ra, việc nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường xuất khẩu cũng là một trở ngại đối với các doanh nghiệp.
Vậy, để giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn này, theo Ông, các cơ quan Nhà nước cần có động thái gì, thưa Ông?
- Các vấn đề về trợ cấp muôn hình muôn vẻ, từ việc hỗ trợ thuế hay hỗ trợ về công nghệ cũng có thể coi là vấn đề về trợ cấp. Nếu như cơ quan Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế, cơ sở hạ tầng, biện pháp kỹ thuật sẽ vi phạm các quy định về trợ cấp của WTO và FTAs, nhất là Hiệp định TPP sắp tới. Vì vậy, chúng ta phải lựa chọn phương án phù hợp để làm. Theo tôi, Nhà nước cần như một đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin về các thị trường xuất khẩu, về các tiêu chuẩn kỹ thuật cho doanh nghiệp.
Để tránh đối mặt với nguy cơ bị kiện cũng như nâng cao hình ảnh, thương hiệu, vượt qua rào cản kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt cần phải lưu ý điều gì, thưa Ông?
- Trong quá trình hội nhập hiện nay, doanh nghiệp cần chủ động và phải tự bảo vệ mình. Khi các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào các nước áp dụng các biện pháp về TBT, nếu thấy các quy định đó không phù hợp với các quy định của WTO thì doanh nghiệp cần nêu vấn đề đó ra với Chính phủ để Chính phủ thay mặt doanh nghiệp đứng ra khởi kiện. 
Trong WTO là kiện giữa các Chính phủ nhưng để có được việc kiện đó thì chính doanh nghiệp phải nêu ra vấn đề, bởi lẽ, doanh nghiệp là người va chạm, là người trực tiếp bị thiệt hại. Đó cũng là chính là một biện pháp mà Chính phủ có thể giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức sử dụng tư vấn pháp luật, tư vấn trong các lĩnh vực chuyên ngành không chỉ trong vấn đề TBT mà trong nhiều vấn đề khác cũng là một điều lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt.
Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng định kỳ vào 08h55’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/ 

Đọc thêm

'Nâu' sang 'xanh'

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hôm qua (19/3), diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển dựa vào kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đồng thời, xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển đất nước.

Vụ tài khoản khách hàng bị “bốc hơi” 46,9 tỷ đồng: Giám đốc Sacombank Khánh Hòa bị cách chức

Thông báo của Sacombank và Văn bản trả lời của bà Dương.
(PLVN) - Liên quan việc bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh việc 46,9 tỷ đồng của bà trong tài khoản 0500420042321 thuộc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, Phòng giao dịch Cam Ranh “bốc hơi”, Hội sở Sacombank đã quyết định cách chức với ông Phạm Tấn Minh, Giám đốc Chi nhánh Sacombank Khánh Hòa.

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị người lao động năm 2023

Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC (bên trái) và ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn PC Hà Tĩnh chủ trì Hội nghị
(PLVN) - Năm 2023, cán bộ viên chức lao động Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) quyết tâm đổi mới và bứt phá, tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao nhiệt huyết, lòng yêu nghề để hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, qua đó khẳng định vai trò của ngành Điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Thúc đẩy ngành công nghiệp thẩm mỹ ở Việt Nam phát triển

Quang cảnh Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia (ảnh Ngọc Anh)
(PLVN) - Là mục tiêu hướng tới của Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia “Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia” lần thứ nhất do Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức vào ngày 18/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

Nguy cơ ô tô nhập khẩu lấn át thị trường Việt Nam

Cần thay đổi chính sách để chặn nguy cơ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ xe nguyên chiếc cho các hãng FDI. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đều có lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí tới 80-90% tổng lượng xe bán ra, mặc dù đã đầu tư nhà máy tại Việt Nam từ rất lâu. Nếu không thay đổi chính sách, nguy cơ Việt Nam bị biến thành thị trường tiêu thụ ô tô nguyên chiếc cho FDI là rất lớn.

VBF 2023: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho mục tiêu tăng trưởng xanh

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Phiên họp
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn,Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn cho mục tiêu tăng trưởng xanh…

Đề xuất thuế TTĐB với đồ uống không cồn: Doanh nghiệp kiến nghị cân nhắc kỹ tác động

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Không chỉ điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu, bia, Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), bổ sung cả đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Những đề xuất này khiến doanh nghiệp lo lắng, kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ tác động.

Dự án mở rộng quốc lộ 6 nguy cơ chậm tiến độ

Mặt đường QL6 đoạn qua Hà Đông xuống cấp.
(PLVN) -  Sau lễ khởi công rầm rộ vào cuối năm ngoái, hiện dự án mở rộng quốc lộ (QL) 6 đoạn Ba La - Xuân Mai (Hà Nội) khá im ắng. Đây là đoạn đường cửa ngõ Thủ đô, mật độ giao thông cao, đường đang ngày càng xuống cấp, rất cần thực hiện dứt điểm dự án này.

Hà Nội đặt mục tiêu trên 90% hồ sơ quyết toán thuế theo phương thức trực tuyến

Hà Nội đặt mục tiêu trên 90% hồ sơ quyết toán thuế theo phương thức trực tuyến
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người nộp thuế, Cục Thuế TP Hà Nội đã lên kế hoạch đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT) qua phương thức trực tuyến, trong đó phấn đấu số lượng hồ sơ quyết toán thuế (QTT) của cá nhân gửi đến cơ quan thuế theo phương thức điện tử đảm bảo đạt trên 90%.

Tìm cách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua biên giới

Đường sắt kỳ vọng trở thành phương thức lưu thông hàng hóa thuận lợi giữa Việt Nam - Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam, việc phải tận dụng đồng loạt các cửa khẩu và đẩy mạnh hạ tầng logistics kết nối 2 nước đã được đặt ra, để hàng hóa Việt có thêm cánh cửa đến với thị trường tỷ dân.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục kiến nghị gỡ khó

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục kiến nghị gỡ khó
(PLVN) -  Chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức trong kinh doanh xăng dầu được chia cho 3 khâu đầu mối - phân phối - bán lẻ nhưng suốt thời gian qua, doanh nghiệp bán lẻ cho rằng không được hưởng phần quy định này, khiến cho việc kinh doanh rơi vào tình thế khó khăn.