Hàng ngàn container phế liệu tồn tại cảng biển: “Núi” rác sẽ ngày một cao?

Nếu không sớm xử lý, cảng biển Việt Nam nguy cơ thành bãi thải của thế giới
Nếu không sớm xử lý, cảng biển Việt Nam nguy cơ thành bãi thải của thế giới
(PLO) - Hàng chục ngàn container phế liệu đang ứ đọng tại các cảng biển khiến nguy cơ các thương cảng Việt Nam trở thành bãi thải, ảnh hưởng môi trường sống, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh, nhưng tới giờ vẫn chưa có cách nào để hạ thấp “núi” rác này.

Tắc “đầu ra”

Ông Bùi Thiên Thu - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua. Nhiều lô hàng đã dỡ xuống cảng nhưng chưa làm thủ tục nhập khẩu dẫn tới hàng hóa tồn đọng. Theo số liệu thống kê, chỉ tại các cảng biển ở TP HCM, Hải Phòng và Vũng Tàu đã tồn 11.079 container.

Cụ thể, tại TP HCM, số lượng container phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng do Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn quản lý là 4.465 container, tại Hải Phòng là 1.476 và tại cảng Vũng Tàu là 5.138. Các loại phế liệu được nhập về chủ yếu là sắt, thép, giấy, nhựa, nhôm, đồng; nhập từ các nước như Hoa Kỳ, Canada, Đức, Italia, Hồng Kông, Nhật Bản…

“Việc tồn đọng các container phế liệu nhập khẩu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN cảng biển và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam; chậm lưu thông hàng hóa; ảnh hưởng hoạt động các hãng tàu; làm gia tăng chi phí cho DN”, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết thêm.

Có hai nguyên nhân chính làm gia tăng lượng phế liệu tại các cảng biển. Thứ nhất do Trung Quốc có quy định mới không nhập khẩu một số loại phế liệu. Nhiều loại phế liệu này nhập về đến Việt Nam thì bị ứ lại, DN không thể tiếp tục xuất sang Trung Quốc. Nguyên nhân thứ hai là do quy định của Việt Nam về nhập phế liệu có nhiều điều kiện, thủ tục chồng chéo. Nhiều DN nhập hàng về đến cảng thì không đáp ứng được một số yêu cầu nên không thể mang hàng đi. Ngoài hai lý do chính trên, việc tồn đọng phế liệu tại các cảng biển còn do một số chủ hàng cố tình lách luật, nhập một số hàng không được phép nhập, đến khi cơ quan chức năng phát hiện thì bỏ luôn hàng tại cảng.

“Cha chung không ai khóc”?

Để xử lý những tồn tại trên, theo lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, cần sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, quyết liệt của các đơn vị liên quan. Ông Trịnh Thế Cường - Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng Hải Việt Nam) cho rằng, năng lực lưu trữ tại các cảng Việt Nam là 12 triệu container/năm; hiện chỉ tồn đọng hơn 11.000 container. Nhưng, nếu nhiều container lưu quá 90 ngày thì bãi chứa sẽ đầy lên, ảnh hưởng đến những container hàng lấy nhanh.

“Một số cảng cũng có kế hoạch chủ động di dời container đi chỗ khác, như Cát Lái có kế hoạch di dời hơn 2.514 container ra khỏi cảng. Nơi đậu mới này rộng hàng trăm ha”, lời ông Cường. Điều đáng lo ngại, theo ông Cường là nếu để hàng phế liệu lâu tại các cảng biển sẽ khó xử lý vì liên quan đến kinh phí, công nghệ; dần dần ảnh hưởng đến môi trường.

Để xảy ra tình trạng trên và hiện nay các ban, ngành liên quan vẫn đang loay hoay hướng xử lý, ông Cường thừa nhận, cơ chế phối hợp xử lý vẫn còn kém. Hàng hóa phế liệu nhập về thuộc quyền quản lý của nhiều bộ, ngành, được điều chỉnh theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. “Vừa là trách nhiệm của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), vừa Bộ Công Thương, Công an, GTVT, TN&MT, dẫn đến tình trạng chưa có hình thức xử lý triệt để; có tình trạng “cha chung không ai khóc”, ông Cường nói.

Để xử lý triệt để vấn đề nói trên, mới đây Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản “hiến kế”. Theo đó, Cục này cho rằng cần thiết phải thành lập Tổ công tác liên ngành do Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan, có trách nhiệm làm việc với các cảng để thống nhất phương án tiêu hủy các container phế liệu đang tồn đọng. Cục Hàng hải cũng cho rằng nên để Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, Tổng cục Hải quan và các doanh nghiệp khai thác cảng thống nhất phương án di dời các container để giải phóng bãi cảng, tạo thuận lợi trong công tác rà soát, thống kê, phân loại hàng hóa.

Tuy nhiên, theo nguồn của PLVN, đến thời điểm này, vì nhiều lý do mà Tổ công tác liên ngành này chưa thể thành lập theo đề xuất của đại diện Bộ GTVT. Như vậy, việc xử lý phế liệu tồn đọng tại các cảng biển một cách triệt để vẫn đang bế tắc. 

Không để ảnh hưởng đến môi trường sống, uy tín của Việt Nam

“Đầu tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: TN&MT, Tài Chính, Công Thương, GTVT; UBND các tỉnh, TP HCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra tồn đọng phế liệu tại các cảng biển; tăng cường phối hợp để kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam trong thời gian tới, không để Việt Nam thành bãi thải, ảnh hưởng tới môi trường sống và uy tín của Việt Nam.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TN&MT thanh tra toàn diện công tác cấp phép nhập khẩu phế liệu trong thời gian qua, xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan, thu hồi giấy phép các doanh nghiệp nếu phát hiện sai phạm. Trong thời gian tới không cấp mới giấy phép nhập khẩu phế liệu đối với hoạt động ủy thác nhập khẩu”.

Tin cùng chuyên mục

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Đọc thêm

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.