Hàn Quốc triệu Đại sứ Trung Quốc phản đối vụ đâm chìm tàu tuần duyên

Một số tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ khi đánh bắt trái phép trong vùng biển của 
Hàn Quốc. Ảnh: AP
Một số tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ khi đánh bắt trái phép trong vùng biển của Hàn Quốc. Ảnh: AP
(PLO) - Giới chức Hàn Quốc hôm qua (11/10) đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối vụ việc được miêu tả là tàu cá Trung Quốc cố tình đâm vào tàu tuần duyên của Hàn Quốc, khiến tàu bị lật úp và chìm.

Theo đài KBS của Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Hyoung-zhin đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Khâu Quốc Hồng để phản đối về vụ việc xảy ra hôm 7/10 vừa qua, đồng thời yêu cầu Trung Quốc có các biện pháp để ngăn chặn vụ việc tái diễn.

Động thái này diễn ra chỉ 2 ngày sau khi người phụ trách các vấn đề Đông Bắc Á của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đã triệu tập Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Seoul để gửi công hàm phản đối chính thức. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay chính phủ Hàn Quốc xem vụ việc vừa xảy ra là một vấn đề rất nghiêm trọng. 

Về chi tiết vụ đâm chìm tàu, KBS đưa tin, một tàu cá 100 tấn của Trung Quốc đã đâm chìm tàu tuần tra cao tốc tải trọng 4,5 tấn của Trung Quốc khi tàu này đang tiến hành hoạt động tuần tra nhằm phát hiện các tàu cá hoạt động trái phép ở vùng biển cách đảo Socheong của Hàn Quốc khoảng 76km về phía Tây Nam. Sỹ quan trên tàu Hàn Quốc đã nhảy xuống biển và sau đó được một tàu tuần duyên khác giải cứu trước khi tàu bị chìm.

Vẫn theo đài trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang ngày 10/10 cho biết Trung Quốc cũng đang xem xét về vụ việc. Ông Geng bày tỏ hy vọng Seoul sẽ giải quyết vấn đề một cách hợp lý và bình tĩnh, có tính đến quan hệ song phương và ổn định ở khu vực.

Các tàu tuần duyên của Hàn Quốc thời gian qua đã tiến hành nhiều cuộc truy đuổi tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển của nước này. Một số vụ đối đầu bạo lực đã xảy ra giữa 2 bên trong thời gian qua, trong đó có việc 3 ngư dân Trung Quốc thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn xảy ra trên tàu cá của họ hồi tháng trước. 

Theo thống kê của hãng tin Yonhap, số tàu cá Trung Quốc xuất hiện ở vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc đã tăng từ 53.359 trong năm 2012 lên thành 95.064 trong năm 2014 và đã vượt mốc 100.000 trong năm ngoái. Tuy nhiên, số tàu bị lực lượng tuần duyên nước này bắt giữ trong thời gian qua chỉ chiếm chưa đầy 1% con số đó. “Thậm chí những ngư dân Trung Quốc cũng nói rằng họ phải cực kỳ kém may mắn mới bị tuần duyên Hàn Quốc bắt” – một quan chức trong lực lượng tuần duyên Hàn Quốc cho biết. 

Theo vị quan chức này, việc bắt giữ các tàu Trung Quốc không hề dễ dàng vì số tàu Trung Quốc luôn áp đảo so với lượng tàu thực thi công vụ của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng các tàu của Trung Quốc trong vài năm qua ngày càng trở nên bạo lực và khó kiểm soát. Trong vụ việc mới nhất, dù không ai bị thương nhưng phía Hàn Quốc cho rằng đây là bằng chứng cho thấy ngư dân Trung Quốc trắng trợn coi thường luật pháp khi đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc.

Trước thực trạng này, theo Reuters, lực lượng tuần duyên Hàn Quốc hôm qua tuyên bố sẽ sử dụng bạo lực ở mức độ cao hơn, bao gồm cả việc cho phép các sỹ quan tuần tra sử dụng vũ khí như súng ngắn và vòi rồng trên tàu, để đối phó với các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển của nước này nếu nhận thấy họ đang bị đe dọa.

“Chúng tôi sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể nếu cần thiết đáp trả tích cực với tàu cá Trung Quốc có hành vi cản trở công lý” – ông Lee Choon-jae, Phó chỉ huy lực lượng tuần duyên Hàn Quốc cho hay tại một cuộc họp báo diễn ra hôm qua. 

Theo ông này, các biện pháp mà lực lượng tuần duyên Hàn Quốc sẽ được sử dụng bao gồm đâm trực diện và giành quyền kiểm soát tàu cá Trung Quốc cũng như khai hỏa các loại vũ khí thông dụng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.