Hai tỉnh phái Bắc “soán ngôi” PCI 2011

Nếu như những lần công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trước đây, hai cái tên đầu bảng thường được nhắc đến là Đà Nẵng và Bình Dương thì trong lần công bố này, xất hiện hai “gương mặt” hoàn toàn mới - Lào Cai và Bắc Ninh.

Nếu như những lần công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trước đây, hai cái tên đầu bảng thường được nhắc đến là Đà Nẵng và Bình Dương thì trong lần công bố này, xất hiện hai “gương mặt” hoàn toàn mới - Lào Cai và Bắc Ninh.

Hôm qua, 23/2, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) đã chính thức công bố PCI 2011.

Kết quả xếp hạng PCI 2011
Kết quả xếp hạng PCI 2011

Thay đổi cơ bản "Bản đồ" PCI

Sau 3 năm liên tiếp giữ vị trí đầu bảng, Đà Nẵng đã phải ngậm ngùi xuống vị trí thứ 5, còn Bình Dương, tụt dài 5 bậc, từ vị trí thứ 5 năm 2010 xuống vị trí thứ 10. “Đội sổ” thuộc về Cao Bằng và là  tỉnh duy nhất nằm một mình ở vạch đỏ của vùng Tương đối thấp, trong khi Đắk Nông, địa phương cuối bảng năm 2010 đã nhích lên được 4 bậc, tiến sát ngưỡng Khá trong đánh giá PCI.

“Phí bôi trơn” quy mô lớn tăng

Năm 2006, 70% DN ở tỉnh trung vị PCI đồng ý với nhận định rằng DN hoạt động trong cùng ngành phải trả chi phí không chính thức, trong khi đó, tình trạng này năm 2011 đã giảm xuống 52%.

Tỷ lệ DN dành hơn 10% tổng thu nhập để chi trả chi phí không chính thức cũng đã giảm từ 13% năm 2006 xuống còn 7% năm 2011.

Tỷ lệ DN đồng ý với nhận định rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục cho DN khá phổ biến cũng đã giảm xuống mức 40% so với năm 2006 sau khi vọt lên mức cao nhất 51% vào năm 2009.

Tuy nhiên, 56% DN tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước khẳng định việc chi trả hoa hồng là phổ biến, so với mức 41% của năm trước (2010).

Sự thay đổi vị trí với khoảng cách lớn được ghi nhận với nhiều địa phương. 6 tỉnh, thành phố có bước nhảy ngoạn mục, trên 20 bậc trong bảng tổng sắp năm nay, trong đó ấn tượng nhất là trường hợp Quảng Ngãi, từ 55 lên 18.

Ngược lại, 8 địa phương “rớt hạng” thảm hại, trên 20 bậc, trong đó “khủng” nhất là Vĩnh Long, từ vị trí thứ 9 năm 2010 xuống thứ 54. Trà Vinh và Hậu Giang, hai địa phương từ vị trí thứ 4, thứ 8 rớt xuống vị trí thứ 42, 45 của bảng xép hạng 2011.

Ghi nhận với hai đầu tàu kinh tế, TP .HCM đã “nhúc nhíc” lên được 3 bậc và thở phào lọt vào nhóm Tốt trong khi Hà Nội lên được 7 bậc, song còn dài dài mới thoát được nhóm Khá. Đáng chú ý, Hà Nội còn phải đứng sau Hải Dương, Khánh Hòa, Hưng Yên…

 “Sự thăng hạng của Lào Cai và Bắc Ninh không nằm ngoài dự kiến, vì trong những năm qua cả hai tỉnh này đều chưa bao giờ xếp dưới vị trí 20 và hai tỉnh này cũng đã dành nhiều công sức trong việc cải thiện công tác điều hành, nhờ đó điểm số PCI của họ tăng đều đặn qua các năm…”- ông Đậu Anh Tuấn – Phó trưởng ban Pháp chế - VCCI cho biết.

Trong 9 chỉ số hành phần, Lào Cai đã dẫn đầu 4 chỉ số: gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí thời gian, tính năng động. Còn Bình Dương giảm điểm trong chỉ số tính năng động, tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ DN. Điểm số của Đà Nẵng sụt giảm mạnh trong các lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ DN và đào tạo lao động.

Điểm sáng chất lượng điều hành

Công bố PCI 2011 cho thấy sự thu hẹp khoảng cách điểm số PCI giữa các tỉnh khi các tỉnh có xếp hạng thấp hơn đã có bước nhảy vọt trong cải thiện chất lượng điều hành. Chẳng hạn, năm 2009, Cao Bằng là tỉnh có điểm số thấp nhất với 45,43 điểm. Năm 2011, dù vẫn nằm ở vị trí cuối bảng xếp hạng, tuy nhiên điểm PCI 2011 của Cao Bằng đã tăng lên 5 điểm, đạt mức 50, 81. Trong khi đó điểm số của các tỉnh đầu bảng giảm. Cụ thể, năm 2009, Đà Nẵng đứng đầu bảng với số điểm 75,9. Năm 2011, điểm số Đà Nẵng giảm xuống mức 66,9 điểm…

“Từ kết quả trên có thể thấy, chất lượng điều hành của các địa phương đã có sự cải thiện so với 2 năm trước. Điểm số gia tăng đã phản ánh cam kết không ngừng cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của hầu hết các địa phương…”- ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định.

Ông Lộc cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cảm nhận tích cực của các DN về chất lượng điều hành kinh té có thể xem là một điểm sáng trong báo cáo PCI năm nay. “Chúng tôi kỳ vọng rằng từ thông điệp quan trọng này của cộng đồng kinh doanh, Chính phủ và chính quyền các địa phương tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa đẻ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…”- ông Lộc phát biểu.

PCI 2011 khảo sát 6.922 DN trong nước tại 63 tỉnh, thành phố phản ánh cảm nhận của DN về chất lượng điều hành nền kinh tế và môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2011.

Doanh nghiệp kém lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh

Kết quả khảo sát PCI 2011 cũng cho thấy, so với những năm trước thì cả DN trong nước và nước ngoài đều kém lạc quan hơn nhiều về triển vọng kinh doanh.

Năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, 76% DN cho biết sẽ tăng quy mô kinh doanh, tỉ lệ này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 47,4% năm 2011. Mức độ lạc quan của DN tư nhân, loại hình có quy mô nhỏ nhất, bị giảm mạnh, vì đây là nhóm chịu nhiều tác động khi giá cả đầu vào gia tăng và tiếp cận tín dụng khó khăn hơn.

Thanh Lan

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.