Hải Phòng đưa loạt giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên

Học sinh Hải Phòng tìm hiểu kiến thức về dân số, sức khoẻ sinh sản.
Học sinh Hải Phòng tìm hiểu kiến thức về dân số, sức khoẻ sinh sản.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  UBND TP Hải Phòng mới ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Dự án 1977).

Dự án nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của các nhà trường để góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Theo Dự án 1977, Hải Phòng đặt ra mục tiêu: 100% nhà trường kiện toàn, thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của Ban Chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm”; Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật gắn với nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên của nhà trường trong từng năm học; Thiết lập các kênh tiếp nhận những thông tin, phản ánh để tư vấn, hỗ trợ, kịp thời giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong nhà trường.

Học sinh trường THPT Kiến Thuỵ trong phần thi tìm hiểu kiến thức pháp luật

Học sinh trường THPT Kiến Thuỵ trong phần thi tìm hiểu kiến thức pháp luật

Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu 100% nhà trường tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội về nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật; 100% nhà trường xây dựng, duy trì ít nhất 1 mô hình về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật. Tối thiểu 90% nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Hải Phòng cũng phấn đấu hàng năm giảm số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến học sinh, sinh viên.

Để triển khai có hiệu quả, Hải Phòng giao Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cùng các Nhà trường kiện toàn Ban Chỉ đạo “Phòng chống tội phạm” để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý. Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cùng các Nhà trường có trách nhiệm tuyên truyền về hậu quả, ảnh hưởng; các hành vi vi phạm pháp luật phổ biến; những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và sự tác động, lôi kéo đối với học sinh, sinh viên; kỹ năng phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật. Ngoài ra, các nhà trường cũng cần tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Nhà trường tuyên truyền về cách phòng chống vi phạm pháp luật cho học sinh

Nhà trường tuyên truyền về cách phòng chống vi phạm pháp luật cho học sinh

Các đơn vị giáo dục cũng cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý học sinh, sinh viên nhằm nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật. Trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật đối với nhà trường và học sinh, sinh viên; thiết lập kênh thông tin và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất giữa nhà trường với cơ quan công an địa phương; giữa nhà trường với các cơ quan quản lý giáo dục các cấp…

Sở Lao động & Thương binh – xã hội, Công an TP, Sở Y tế, Sở Văn hoá & thể thao, các trường Đại học, Cao đẳng, các cơ sở đào tạo trên địa bàn… phối hợp để triển khai Dự án được hiệu quả, nhanh chóng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.