Hải Phòng: Công ty “con cháu” của Vinashin nợ tiền bảo hiểm 20 tỷ đồng

Hội nghị đòi nợ doanh nghiệp
Hội nghị đòi nợ doanh nghiệp
(PLO) - Công ty TNHH Công nghiệp Nhôm Thành Long (số 215A, đường 208, xã An Đồng, huyện An Dương là doanh nghiệp mà công ty con của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy (Vinashin) nay là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (SBIC) góp vốn thành lập nợ lương và bảo hiểm của người lao động trong suốt 8 năm với số tiền lên đến 20 tỷ đồng. 

Nợ người sống, nợ cả người chết

Theo đơn kiến nghị của đại diện 300 công nhân tại Cty TNHH Công nghiệp nhôm Thành Long, tính đến thời điểm năm 2016, các công nhân mới chỉ được doanh nghiệp đóng BHXH cho tới hết năm 2008. Từ đó trở đi, mặc dù tiền lương hàng tháng của công nhân bị trừ một khoản đóng BHXH nhưng thực tế, khoản tiền này không được nộp về cơ quan BHXH. 

Không được đóng BHXH, từ 2011 đến 2016, toàn bộ công nhân cũng không được mua BHYT. Rất nhiều người ốm đau, bệnh tật, tai nạn phải bỏ tiền túi ra để thanh toán. Nhiều lao động nữ có con nay đã 7,8 tuổi mà chưa được hưởng chế độ thai sản như: chị Lê Thị Hằng (SN 1981, HKTT tại đường 208, xã An Đồng), chị Vũ Thị Duyên (SN 1986, HKTT tại xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo), chị Phạm Thị Dung (SN 1987, HKTT tại Kiến An), chị Ngô Thị Hồng Thúy (SN 1980, HKTT tại Đổng Quốc Bình, Quận Ngô Quyền).

Người lao động đến tuổi về hưu phải bỏ ra 15 - 20 triệu đồng để nộp cho doanh nghiệp dưới hình thức cho vay để làm thủ tục về hưu nhưng đến nay một số người vẫn chưa lấy lại hết như trường hợp của bà Đặng Thị Uông (SN 1964, HKTT tại xã An Đồng, huyện An Dương), bà Nguyễn Thị Kim Thông (HKTT tại Hùng Vương, Quận Hồng Bàng), bà Phạm Thị Hoan (HKTT tại đường 208, An Đồng, huyện An Dương).

Ngoài khoản nợ BHXH, hàng trăm lao động còn điêu đứng vì khoản lương đã đổ mồ hôi công sức trong nhiều năm trời cũng có nguy cơ "không cánh mà bay". Trong đó, vô số người lao động bị nợ lương ở mức 100 triệu/người như: anh Phạm Hùng, anh Phan Đức Hưng.

Bức xúc hơn nữa, bộ phận phục vụ nhà ăn của doanh nghiệp còn phải đi vay hoặc bỏ "tiền túi" để mua lương thực, thực phẩm cho cán bộ, nhân viên. "Tổng số tiền nợ từ việc mua đồ để Công ty tiếp khách và tiền ăn ca của công nhân lên tới gần 200 triệu đồng, có hóa đơn chứng từ cũng không được thanh toán. Bao nhiêu năm nay, khoản tiền mà chúng tôi ứng ra để đi chợ cũng chưa được trả hết. Giờ bản thân tôi thất nghiệp lại ốm đau, bệnh tật nên chẳng biết trông ngóng vào đâu", chị Phạm Thu Hường - phụ trách bếp ăn cho biết.

Di ảnh của người lao động quá cố được thân nhân đưa đến hội nghị giữa người lao động và Công ty
Di ảnh của người lao động quá cố được thân nhân đưa đến hội nghị giữa người lao động và Công ty

Đáng nói, anh Nguyễn Văn Hiệp (SN 1978, công nhân tại phân xưởng đúc) mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời 2 năm nay mà vẫn chưa được doanh nghiệp giải quyết dứt điểm chế độ tử tuất và khoản nợ lương. Tại cuộc trao đổi giữa doanh nghiệp và người lao động gần đây nhất, ngày 26/7, cháu Nguyễn Quang Hưng (12 tuổi, con trai anh Hiệp) ôm di ảnh của cha tới để đòi hỏi quyền lợi đáng lẽ gia đình cháu đã được hưởng từ lâu. Cảnh tượng này khiến cho những ai chứng kiến đều cảm thấy thương xót.

Chấp nhận ra tòa để... đòi nợ công ty mẹ

Về vấn đề trên, ông Tạ Duy Sơn, Giám đốc Cty TNHH Công nghiệp nhôm Thành Long "đổ lỗi" cho việc đơn vị phải ôm khoản nợ lên tới gần 20 tỷ đồng trên là do công ty mẹ là Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Thành Long (thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin) đã không chuyển giao vốn trong quá trình thành lập doanh nghiệp và làm ăn thua lỗ. Ông Sơn cũng cho rằng bản thân đã gửi rất nhiều văn bản báo cáo công ty mẹ song chưa có phương án giải quyết. 

Tuy nhiên, người lao động cho rằng đây chỉ là cách biện minh phi lý bởi ông Tạ Duy Sơn, với chức trách là Giám đốc Cty TNHH Công nghiệp nhôm Thành Long khi đã đặt bút ký hợp đồng lao động với những công nhân thì phải có trách nhiệm bắt buộc liên quan đến quyền lợi của họ. 

Trao đổi với Báo PLVN, đại diện BHXH TP Hải Phòng cho biết, Công ty TNHH Công nghiệp nhôm Thành Long đã dừng đóng BHXH, BHTN, BHYT từ tháng 7/2015. Tổng số lao động đến thời điểm dừng đóng là 96 người. Doanh nghiệp đã đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động đến hết tháng 4/2009. Tính đến 30/6/2015, doanh nghiệp nợ BHXH số tiền trên 11 tỷ đồng. 

Đại diện BHXH TP Hải Phòng cũng cho biết, theo Nghị định số  115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN cho người lao động (kể cả tiền lãi chậm) thuộc về người sử dụng lao động. Thêm nữa, đối với đơn vị nợ đóng các khoản bảo hiểm trên mà người lao động có đủ điều kiện hưởng BHXH thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ số tiền bảo hiểm đó cho người lao động. 

Ông Tạ Duy Sơn xác nhận, Cty TNHH Công nghiệp nhôm Thành Long đã thực hiện chuyển nhượng doanh nghiệp cho chủ đầu tư khác. Do tài sản của công ty đã thế chấp ngân hàng, nên ngân hàng thu nợ gần hết số tiền chuyển nhượng. Đơn vị chỉ giữ được 900 triệu đồng và dành 700 triệu đồng để chốt sổ BHXH cho 17 trường hợp, giải quyết chế độ hưu trí cho 4 trường hợp. 

Vậy đến khi nào những người lao động còn lại được giải quyết chế độ, quyền lợi chính đáng mà lẽ ra họ đã nhận được từ lâu? Câu hỏi này ông Sơn không trả lời được. Ông chỉ cho biết, trong tháng 8/2017, nếu mọi quyền lợi của người lao động không được giải quyết, ông chấp nhận chuyển tất cả hồ sơ, tài liệu đến Tòa án để có phán xét đối với trách nhiệm của bản thân và kể cả trách nhiệm của Cty mẹ. 

Cuộc trao đổi giữa đại diện doanh nghiệp và người lao động được tổ chức ngày 26/7 vừa qua không phải là cuộc trao đổi đầu tiên giữa hai bên để đi đến phương hướng xử lý khối nợ lương, nợ BHXH lên tới 20 tỷ đồng. Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng khẳng định vai trò cửa ngõ đầu tư Hoa Kỳ vào miền Trung

Đà Nẵng khẳng định vai trò cửa ngõ đầu tư Hoa Kỳ vào miền Trung

(PLVN) - Diễn đàn “khai thác sức mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào miền Trung - Việt Nam” không chỉ là sự kiện kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, mà còn mở ra chương mới trong việc hiện thực hóa tầm nhìn Đà Nẵng trở thành cửa ngõ kinh tế thế giới, từng bước xác lập vị thế mới trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đọc thêm

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực
(PLVN) - Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục đàm phán trực tuyến cấp Bộ trưởng

Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục đàm phán trực tuyến cấp Bộ trưởng
(PLVN) - Trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có phiên đàm phán cùng lúc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Howard Lutnick và Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer theo hình thức trực tuyến vào lúc 21h00 ngày 19/6/2025 (giờ Việt Nam).

Kỳ 3: Từ cải cách thể chế đến hạ tầng đồng bộ: Lào Cai mở lối cho kinh tế tư nhân phát triển

Khởi công xây dựng cầu đường bộ vượt sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).
(PLVN) - Lào Cai đã và đang kiên định xây dựng một chính quyền kiến tạo, phục vụ và đồng hành cùng doanh nghiệp. Điều này không chỉ khơi thông nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân (KTTN), mà còn tạo ra đòn bẩy chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại tỉnh biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt này.

ABAC III: Cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ABAC Việt Nam thông tin tại buổi họp báo.
(PLVN) -  Với chủ đề “Cầu nối - Doanh nghiệp - Vươn xa”, Kỳ họp lần thứ ba của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC 2025 (ABAC III) sẽ diễn ra tại TP Hải Phòng (từ ngày 15 - 18/7). Đây được xem là cơ hội lớn để thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

Trung tâm logistics Cái Mép Hạ (Bà Rịa - Vũng Tàu): 'Trái tim' mới của chuỗi cung ứng toàn cầu

Một góc cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.

(PLVN) - Không chỉ là “hậu phương” cho cụm cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, Trung tâm logistics (TTLG) Cái Mép Hạ kỳ vọng trở thành một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi tích hợp đầy đủ cảng biển, kho vận, chế biến, phân phối, dịch vụ giá trị gia tăng… Nếu được phát triển đúng hướng, đây sẽ là trung tâm logistics quốc tế đầu tiên của Việt Nam mang tầm khu vực.

Hộ kinh doanh có bị truy thu khi áp dụng hóa đơn điện tử?

Doanh thu khai báo tăng lên khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải là cơ sở để truy thu.
(PLVN) - Liên quan đến những lo ngại bị truy thu thuế của hộ kinh doanh khi áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, lãnh đạo Cục Thuế khẳng định, cơ quan thuế chỉ truy thu số thuế đã bị bỏ sót hoặc khai báo không trung thực từ các kỳ trước đó.

Kỳ 2: Tháo gỡ “điểm nghẽn” - Nhà nước và doanh nghiệp cùng đồng hành

Các doanh nghiệp kỳ vọng chính quyền xác lập tư duy đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tác phát triển để tháo gỡ khó khăn, đưa kinh tế tư nhân phát triển.
(PLVN) -  Kinh tế tư nhân tỉnh Lào Cai đã có những bước chuyển mình rõ rệt, song để vươn tới vị trí “động lực quan trọng của nền kinh tế” khu vực này vẫn đang đối diện với nhiều “nút thắt” còn tồn tại. Từ thể chế, hạ tầng đến thị trường và nguồn nhân lực, tất cả đều cần được khơi thông nếu muốn tư nhân thực sự “bứt phá”.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Nhiều địa phương đã chuyển động tích cực trong giải phóng mặt bằng

Bộ Xây dựng kiến nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo PLVN, ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) đường sắt cho biết, đơn vị đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Sau khi trình Bộ Xây dựng và Chính phủ thông qua, hồ sơ dự án đã bàn giao cho các tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư phục vụ thi công vào năm 2026.

'Siết' hàng giả trên môi trường số, Bộ Công Thương sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương quản lý giao dịch thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình các nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tình trạng hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trên môi trường số. Để tăng cường quản lý lĩnh vực này, Bộ sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương trong quản lý giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời, trình Quốc hội Luật Thương mại điện tử, dự kiến Dự thảo Luật sẽ được trình trong Kỳ họp thứ 10.

Phê duyệt bổ sung hơn 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC

VEC cần bổ sung vốn để đủ điều kiện huy động vốn nhằm thực hiện đầu tư các dự án. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc quyết định phê duyệt phương án bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), nâng tổng vốn điều lệ lên 39.366 tỷ đồng đến hết năm 2026, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 2: Xây dựng hệ thống thuế hiện đại, minh bạch

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ là một trong nhiều bước trong lộ trình xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, minh bạch.
(PLVN) - Sau nhiều năm tồn tại như một công cụ thu thuế mang tính ước lượng, thuế khoán (TK) đang dần được thay thế bởi cơ chế khai thuế và nộp thuế theo doanh thu thực tế. Đây không chỉ là bước chuyển mình của chính sách thuế, mà còn là phép thử đối với năng lực quản trị, tính minh bạch và khả năng thích nghi của hệ thống quản lý nhà nước và hàng triệu hộ kinh doanh (HKD) cá thể trên cả nước…

Kỳ 1: Kinh tế tư nhân Lào Cai - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đại biểu tham quan không gian trưng bày các sản phẩm của tỉnh Lào Cai tại Chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”.
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò là một động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Từ một khu vực từng bị xem là “manh mún, nhỏ lẻ”, kinh tế tư nhân đã và đang tiếp sức cho hành trình vươn lên của tỉnh, từng bước đưa địa phương trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch năng động vùng Tây Bắc.

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên
(PLVN) - Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên mời các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu tham gia đầu tư Dự án Cảng cạn Tiên Phong. Quy mô Cảng cạn khoảng 14,35ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ, thời gian hoạt động 50 năm.