Hải Phòng cho học sinh khối 9 và 12 đi học trở lại từ ngày 23/4

Học sinh Hải Phòng chuẩn bị đi học trở lại
Học sinh Hải Phòng chuẩn bị đi học trở lại
(PLVN) - Chiều 21/4, UBND TP Hải Phòng ban hành văn bản số 2993 về việc cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ học do dịch Covid-19.

Theo đó, xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND TP Hải Phòng đồng ý cho phép học sinh THCS đối với khối 9 và học sinh THPT đối với khối 12 đi học trở lại từ ngày 23/4/2020. Đối với trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, học sinh THCS (khối 6, 7, 8) và học sinh THPT (khối 10, 11) đi học trở lại từ ngày 27/4/2020.

Nội dung văn bản số 2993 ghi rõ, Sở Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo các trường, các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn trong trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục.

Các trường cũng phải thực hiện các biện pháp khử khuẩn, vệ sinh lớp học, trường học trước khi đón học sinh trở lại lớp học, thực hiện việc đo thân nhiệt, 100% học sinh đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn và các biện pháp chống dịch bệnh theo quy định khi học sinh tới trường, bố trí lịch học 1 buổi/ngày.

Đọc thêm

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.