Hãi hùng công nghệ giảm cân của sao Hollywood

Thói ăn kiêng thái quá “cùng tuổi” với kinh đô điện ảnh Hollywood đã dẫn đến cái chết của nhiều ngôi sao, nhưng không đủ sức “đe dọa” đối với những ngôi sao và những cô nàng có tham vọng tỏa sáng ở Hollywood trong hành trình tìm kiếm vóc dáng “mình hạc xương mai”…

Thói ăn kiêng thái quá “cùng tuổi” với kinh đô điện ảnh Hollywood đã dẫn đến cái chết của nhiều ngôi sao, nhưng không đủ sức “đe dọa” đối với những ngôi sao và những cô nàng có tham vọng tỏa sáng ở Hollywood trong hành trình tìm kiếm vóc dáng “mình hạc xương mai”…
Một nạn nhân của nạn giảm cân
Một nạn nhân của nạn giảm cân
“Biến hóa” thuốc bệnh thành thần dược giảm cân
Lịch sử làng giải trí thế giới không thể quên “sự kiện đáng buồn” khi ca sĩ Karen Carpenter từ giã cuộc đời khi mới 32 tuổi vì chứng biếng ăn, nghệ sỹ Glamazon Anna Nicole Smith chết vì dùng thuốc ăn kiêng quá liều ở tuổi 39 tuổi sau nhiều năm áp dụng chế độ ăn kiêng yo-yo (với 2 loại thuốc theo đơn). Còn huyền thoại truyền hình Judy Garland chỉ vì bị các giám đốc hãng phim từ chối mời đóng phim vì “quá béo” đã phải viện đến các loại amphetamines và qua đời ở tuổi 47 vì dùng thuốc an thần quá liều trong nỗ lực giảm cân… TS.Reef Karim (Viện Khoa học thần kinh Semel UCLA) đã điều trị cho nhiều nhân vật nổi tiếng là nạn nhân của các nỗ lực giảm cân phản khoa học, cho rằng, “Đó là mặt trái của ngành công nghiệp điện ảnh”. 
Trong “cơn lốc” giảm cân cho phù hợp với xu hướng thẩm mỹ của thời đại, những “người của công chúng” luôn là những người nhiệt tình nhất. Vì những phút giây huy hoàng của nghiệp diễn, ngày càng nhiều phụ nữ và cả nam giới đã tận dụng bất cứ gì có thể làm để có được thân hình cân đối, gọn gàng và mảnh dẻ bởi “sinh kế, khả năng có được một vai diễn, cơ hội kiếm tiền là hoàn toàn phụ thuộc vào vóc dáng mảnh mai”. Đứng đầu danh sách “thần dược” giảm cân được nhiều sao yêu thích là cocaine và ma túy đá vì khả năng ức chế sự thèm ăn của chúng. 
Thời gian đầu sử dụng, nhất là đối với ma túy đá, tác dụng giảm cân gần như rất ổn và làm hài lòng người sử dụng. Song về lâu dài, chúng sẽ làm người sử dụng rơi vào trạng thái hoang tưởng và phải điều trị về tâm thần vì tác dụng phụ của chế độ ăn kiêng này “cực kỳ độc hại với hệ thần kinh”. Các hoạt chất trong ma túy đá sẽ tiêu diệt các tế bào thần kinh, gây ra các bệnh về răng miệng và khiến người sử dụng có những hành vi điên rồ mà bình thường không dám làm.
Tuy nhiên, để “hòa nhập” được vào “làng sao” ở Hollywood, các sao vẫn thường xuyên tìm kiếm các loại thuốc (chỉ bán theo đơn của bác sỹ) để bớt đi được vài kg “đáng ghét” như thuốc Psychostimulants và thuốc chứa serotonin (chữa bệnh trầm cảm) để giảm cảm giác thèm ăn, hormone tuyến giáp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, androgen (nội tiết tố nam) tăng khối lượng cơ, Blockers Fat ( ngăn chặn chất béo được hấp thụ trong ruột), thuốc lợi tiểu để tăng lượng nước thoát ra khỏi cơ thể…
Nhập lậu dược phẩm để phục vụ “cơn lốc” giảm cân
TS.David Sack (Giám đốc điều hành phòng khám phục hồi chức năng Promises của Malibu) cho biết, một trong những loại thuốc phổ biến nhất bị lạm dụng để giảm cân trong ngành công nghiệp giải trí là Adderall - vốn được dùng để điều trị chứng rối loạn thiếu tập trung (ADD) hoặc rối loạn tăng động (ADHD). Năm 2011, loại thuốc này càng gây sự chú ý của dư luận khi các bác sĩ tại trại cai nghiện UCLA - những người đã điều trị cho “cô nàng lắm chiêu” Lindsay Lohan - nói rằng, do chuẩn đoán nhầm là bị ADD nên nữ diễn viên đã được điều trị bằng Adderall khiến sức khỏe của cô trở nên suy sụp.
Để đáp ứng nhu cầu giảm cân “thần tốc” của các sao, những nghiên cứu về các thuốc giảm cân đã được tiến hành nhưng không phải loại thuốc nào cũng được chấp nhận lưu hành trên thị trường. Vì vậy, để cung cấp đủ thuốc để giảm cân cho những người nổi tiếng các nhà thuốc sẽ nhập lậu các “thần dược” giảm cân từ nước ngoài. 
Một “kênh” cung cấp các loại dược phẩm này là từ bạn bè, những người bị bệnh cần điều trị. Họ sẽ yêu cầu bác sỹ kê số thuốc nhiều hơn nhu cầu điều trị thực và dành số dư đó cho bạn bè – những người cần giảm cân mà không có đơn của bác sỹ. Thậm chí có những còn giả bị ADHD và tất cả các các triệu chứng để có được loại thuốc mà họ cần cho nhu cầu giảm cân".
Một vài năm trước Clenbuterol (biệt danh "Clen" và "ma túy size 0") tấn công màn ảnh Hollywood. Vốn chỉ được dùng để điều trị hen suyễn hiệu cho ngựa, clenbuterol là một chất có nguy cơ đe dọa tính mạng nhưng vẫn được các “tín đồ ăn kiêng” ca tụng như một loại thuốc “ước mơ” của Hollywood và ngành công nghiệp thời trang vì khả năng “đốt cháy chất béo” trong cơ thể. Clenbuterol rất dễ dàng tìm thấy trên Web. 
Thực ra, theo TS.Gregg Jantz (chuyên gia điều trị rối loạn ăn uống ở Washington, DC), bản thân các loại thuốc trên không nguy hiểm nhưng chính việc lạm dụng sai mục đích (điều trị bệnh sang dùng để giảm cân) đã gây ra những hậu quả tai hại cho nhiều người. Có những trường hợp trộn 6-7 loại thuốc với nhau chỉ để điều trị các triệu chứng trầm cảm hay lo âu thông thường. Không hiếm các sao Hollywood bị nghiện những loại thuốc kê theo đơn, trong đó có những trường hợp do lạm dụng thuốc để giảm cân dẫn đến nghiện. 
Dù đã có rất nhiều cảnh báo, hậu quả “nhỡn tiền” của việc giảm cân không theo khoa học song ước mơ một thân hình mảnh dẻ vẫn thúc đẩy nhiều sao Hollywood quay cuồng tìm kiếm những phép màu từ dược phẩm, để rồi nhiều người phải kết thúc “liệu trình” bằng đợt điều trị về tâm thần hoặc phục hồi chức năng do hậu quả của các loại thuốc và thời gian dài bị rối loạn ăn uống. Hoặc tệ hơn thì có thể là những cái chết trước khi họ kịp tỏa sáng trên bầu trời điện ảnh…
Long Hưng 

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.