Hai bài thuốc “cứu tinh” cho bệnh nhân thần kinh toạ

Trong lúc y học hiện đại còn đang “vò đầu bứt tai” tìm cách chữa chứng bệnh thần kinh toạ, lương y Lương Minh Trí (45 tuổi, ngụ khu vực chợ Bồ Bản, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện Triệu Phong lại cho biết mình sở hữu đến hai bài thuốc cùng có thể giúp bệnh nhân bị thần kinh toạ giải trừ nỗi âu lo bệnh tật.

Trong lúc y học hiện đại còn đang “vò đầu bứt tai” tìm cách chữa chứng bệnh thần kinh toạ, lương y Lương Minh Trí (45 tuổi, ngụ khu vực chợ Bồ Bản, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện Triệu Phong lại cho biết mình sở hữu đến hai bài thuốc cùng có thể giúp bệnh nhân bị thần kinh toạ giải trừ nỗi âu lo bệnh tật.

Bốn vị cốt yếu trong bài thuốc đông y mà ông Trí cho biết có thể chữa khỏi bệnh thần kinh toạ
Bốn vị cốt yếu trong bài thuốc đông y mà ông Trí cho biết có thể chữa khỏi bệnh thần kinh toạ.

“Bảo bối” đông y từ 17 vị dược liệu

Chứng bệnh thần kinh toạ hay còn gọi toạ cốt phong, như lời lương y Trí cho hay, thường gặp phải ở lứa tuổi trung niên (40 - 60 tuổi). Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng thần kinh toạ như lao động nặng nhọc, nhiễm phong hàn.

Nguyên nhân phổ biến nhất xuất phát từ quá trình chuyển hoá can xi theo độ tuổi bên trong cơ thể người. Triệu chứng “đặc trưng” của bệnh nhân mắc chứng thần kinh toạ được ông Trí khái quát như sau: “Người bệnh thường bị đau ở vùng lưng, vùng chân hoặc đau nhức râm ran toàn cơ thể. Có một kinh nghiệm rằng bệnh nhân nữ thường đau nhức ở chân phải, còn nam đau ở chân trái. Thần kinh toạ khiến người mắc phải chịu cảm giác đau buốt đến tận xương tuỷ, việc đi lại rất khó khăn. Nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến bại liệt”.

Về nguyên tắc chữa trị, ông Trí cho biết trước tiên phải chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh mới có thể chọn lựa từng vị thuốc sao cho phù hợp. Bài thuốc đông y ông thường sử dụng gồm tất cả 17 vị với liều lượng cụ thể như sau: Độc hoạt (12g), phòng phong (12g), tế tân (5g), tần giao (12g), tang kí sinh (15g), đỗ trọng (15g), ngưu tất (15g), xuyên quy (15g), xuyên khung (12g), thục địa (12g), bạch thược (15g), cam thảo (8g), bạch linh (12g), đẳng sâm (15g), nhục quế (4g), oai linh tiên (15g) và thiên niên kiện (15g).

Về cách thức sử dụng thuốc, ông Trí cho biết chỉ cần trộn đều các vị đem sắc nước uống mỗi ngày chia thành 3 bữa sau khi ăn cơm. Ngoài ra tuỳ theo độ tuổi, thể trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà liều lượng những vị thuốc có thể tăng giảm khác nhau. Bởi vậy mỗi thang thuốc có thể uống một ngày hoặc chia thành các phần nhỏ uống nhiều ngày.

Thời gian uống thuốc trị bệnh thông thường kéo dài trên dưới 10 ngày. Đối với trường hợp bệnh nặng thời gian trị liệu thậm chí kéo dài hơn tháng. Công dụng của bài thuốc trên theo lời lương y Trí giải thích, sẽ giúp bệnh nhân giảm đau dần, khôi phục phần nào sự mềm mại của các khớp xương.

“Thuốc có chức năng bồi bổ khí huyết, tăng cường thể lực. Đối với người mắc bệnh do thoái hoá cột sống sinh gai thuốc sẽ tạo nên vỏ bọc bọc lấy chiếc gai này. Có thể hiểu đơn giản rằng khi được bọc kín gai sẽ không phát triển thêm và không tác động trực tiếp vào hệ thần kinh gây nên những cơn đau nhói nữa”, ông Trí giải thích.

Vị lương y bổ sung, bên cạnh việc uống thuốc trị liệu, người bị thần kinh toạ nên kết hợp song song phương pháp châm cứu, bấm huyệt nhằm tăng tác dụng của thuốc.

Bài cao thuốc nam trị chứng thần kinh toạ

Thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong việc chữa trị chứng bệnh thần kinh toạ, lương y Trí cho hay bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc nam nấu cao trị liệu. So với bài thuốc bắc, bài thuốc nam sau đây giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nhưng tác dụng không hề thua kém.

Theo đó người bệnh sử dụng sáu loại thảo dược cơ bản để chế biến cao gồm: Gốc rễ cỏ xước, gốc rễ cây xấu hổ, rau má (mỗi loại ở dạng phơi khô 20g), lá lốt, cây hoa xích đồng nam và bạch đồng nữ (mỗi loại 1kg ở dạng tươi). “Tất cả thảo dược trên có thể sử dụng ở cả hai dạng tươi hoặc khô, nếu dùng tươi thì hàm lượng tăng gấp đôi so với thuốc khô. Đem thảo dược rửa sạch, thái nhỏ sau đó sao vàng hạ thổ”, lương y Trí hướng dẫn cách chế biến nguyên liệu thảo dược.

Đến bước này người bệnh có thể bào chế thuốc theo nhiều cách khác nhau để sử dụng. Thức nhất đem thuốc nấu lấy nước uống hằng ngày hoặc cô cạn thành cao. Đối với phương pháp bào chế dạng cao, đòi hỏi liều lượng thuốc phải nhiều gấp 3 – 4 lần và bổ sung thêm mật ong. Cao càng đậm đặc, càng tăng công hiệu trị bệnh. “Riêng nấu cao cũng có đến hai dạng là lỏng hoặc dạng bánh. Chế biến dạng cao rất tiện sử dụng”, lương y Trí chỉ dẫn.

Về liều lượng sử dụng thuốc, ông Trí hướng dẫn tỉ mỉ tuỳ theo dạng thuốc như sau: “Nếu sắc nước, mỗi ngày uống một thang, uống trong vòng 10 - 15 ngày sẽ phát huy công dụng rõ rệt. Ở dạng cao lỏng mỗi ngày chỉ cần uống 1 - 2 tách nhỏ; còn cao bánh, mỗi lần ăn chú ý hấp mềm. Ngoài ra cũng có thể dùng cao thuốc ngâm rượu uống đều độ trước mỗi bữa ăn”.

Thú vị hơn, ông Trí cho rằng công dụng của loại cao thảo dược trên không chỉ đặc trị bệnh thần kinh toạ mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác.

Ông Trí mô tả nỗi đau đớn của bệnh nhân bị chứng thần kinh toạ hành hạ
Ông Trí mô tả nỗi đau đớn của bệnh nhân bị chứng thần kinh toạ hành hạ

Từ bệnh nhân trở thành thầy thuốc

Bất ngờ khi nghe lương y Trí tự thuật về cuộc đời mình. Ngày trước vốn ông không biết gì về thuốc thang, châm cứu. Chàng thanh niên lúc đó vẫn ấp ủ ước mơ trở thành thầy giáo: “Tôi may mắn đỗ vào ngành sư phạm nhưng bất ngờ bị bệnh thần kinh toạ. Bệnh ngày một nặng đến nỗi chân teo nhỏ bé tí nhấc đi không nổi. Dẫu gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng ai cũng lắc đầu bó tay, thế là tôi đành nghỉ học nằm liệt giường ở nhà gác lại mọi hoài bão”, ông Trí nhớ lại quãng thời gian giông tố trong đời.

Nhưng rồi số phận đã mỉm cười khi ông may mắn được người quen giới thiệu đến chữa bệnh tại một vị sư đồng thời là thầy thuốc. Sau sáu tháng trị liệu, bệnh tình ông Trí thuyên giảm đến bất ngờ: “Thật kì diệu, chỉ bằng châm cứu và uống thuốc đông y mà tôi đã đi lại như trước. Kể từ đó tôi xin thầy theo học nghề y luôn”.

Không chỉ học ở vị thầy cũng là ân nhân của mình, ông quyết tâm khổ luyện đèn sách để rồi vinh dự đứng trong hàng ngũ sinh viên tốt nghiệp trường trung cấp y Huế năm 1988. Quãng thời sau đó ông hồ hởi mang kiến thức nghề y học được trên ghế nhà trường bôn ba vào tận Đồng Nai cứu người.

Đến năm 1991 lương y Trí trở về sinh hoạt tại hội đông y Quảng Trị và nay trở thành phó chủ tịch hội đông y huyện Triệu Phong: “Tôi đem chính bài thuốc sư phụ đã chữa khỏi cho mình để chữa trị cho người khác. Tuy chỉ là cỏ cây hoa lá đơn giản nhưng tác dụng thật kì diệu. Bản thân tôi từng là bệnh nhân nên rất thấu hiểu tâm trạng người bệnh. Tôi muốn mọi người sẽ được tận hưởng niềm hạnh phúc đến bất ngờ như tôi năm xưa”.

Thêm câu chuyện khá thú vị nữa liên quan giữa nghề y và đời tư thầy Trí chính là chuyện tình của ông : “Vợ tôi lúc trước cũng là bệnh nhân đến nhà nhờ tôi chữa bệnh, sau vì cảm mến nhau nên gắn bó thành vợ chồng. Hay có thể nói nhờ nghề thuốc tôi đã lấy được vợ”.

Hơn 25 năm hành nghề y, ông Trí khẳng định nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi bệnh thần kinh toạ nhờ hai bài thuốc mình đang chỉ dẫn. “Tôi không dám cam đoan chắc chắn nhưng tỉ lệ khỏi bệnh rất cao. Đặc biệt bài thuốc cao từ thảo dược ai cũng có thể tự chế để áp dụng”, ông khiêm tốn chia sẻ.

Để phòng trừ bệnh đau thần kinh tọa, cần tập luyện thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực. Nên áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khoẻ mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống.

Tránh mọi chấn thương gây nên cho cột sống, người có dấu hiệu đau thắt lưng tuyệt đối tránh các trò thể thao hoặc vận động quá mức. Không nên nằm nệm quá dày, mềm và giường lò xo. Đối với những người lao động chân tay cần chú ý không mang vác vật quá nặng so với trọng lượng cơ thể.

Mai Long

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.