Hà Nội, TP HCM phải sẵn sàng đối phó tình huống xấu của dịch Covid - 19

(PLVN) - Thủ tướng nhấn mạnh việc sẵn sàng đối phó dịch bệnh trong tình huống xấu, theo đó, các đô thị lớn phải lên kế hoạch cách ly, nhất là Hà Nội và TP HCM, không để dịch bệnh lan rộng...

Chiều 5/3, kết luận phiên họp Thường trực Chính phủ về ứng phó dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những kết quả tích cực trong phòng, chống dịch bệnh vừa qua. Đồng thời, lưu ý dịch bệnh đã lan rộng ra thế giới, nhất là một số nước châu Âu, nên không được chủ quan, mệt mỏi hay chần chừ mà cần kiên định và kiên quyết hơn trong ngăn chặn dịch Covid-19. 

Các cấp, các ngành, địa phương không được "thỏa mãn non", phải quán triệt tình hình để ngăn ngừa dịch bệnh, không để lây lan vào Việt Nam. Không chỉ cả hệ thống chính trị mà cả chính quyền cơ sở phải nắm bắt tình hình, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm, các ổ dịch. 

Lực lượng vũ trang, nhất là Quân đội, các địa phương cũng phải sẵn sàng chuẩn bị cơ sở cần thiết để cách ly; một số khách sạn, cơ sở lưu trú khi cần cũng phải được huy động. Các sân bay được phân công đón khách về từ vùng dịch, UBND các địa phương liên quan phải luôn sẵn sàng.

Thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh việc sẵn sàng đối phó dịch bệnh trong tình huống xấu, theo đó, các đô thị lớn phải lên kế hoạch cách ly, nhất là Hà Nội và TP HCM, không để dịch bệnh lan rộng. Tiếp tục đề cao trách nhiệm các ngành, lực lượng y tế, công an, quân đội và chính quyền địa phương các cấp.

Thủ tướng cũng đồng ý các kiến nghị cụ thể của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc dừng hiệu lực của giấy miễn thị thực cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài song song với việc dừng miễn thị thực đơn phương đối với quốc gia đó (hiện nay là Hàn Quốc và Italy). 

Công dân thuộc tỉnh, thành phố nào thì được theo dõi, cách ly tại đó theo nguyên tắc: khi nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào khu cách ly tập trung ban đầu; tại đây được khám sàng lọc, những trường hợp không có biểu hiện sốt, ho, khó thở và không đến hoặc đi qua vùng dịch thì được chuyển về địa phương để theo dõi, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thủ tướng nhất trí với kiến nghị mua sắm thêm các trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch bệnh cần thiết nhưng yêu cầu Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành liên quan căn cứ nhu cầu để tính toán cụ thể số lượng và sớm trình ngay để Thủ tướng Chính phủ quyết. 

Thành lập tổ công tác gồm các bộ Tài chính, Công thương và Y tế để giải quyết ngay lập tức việc mua sắm này trên tinh thần bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Ngoài nguồn ngân sách thì cần có nguồn xã hội hóa.

Thủ tướng đã giao Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang y tế dự trữ (cộng với 10 triệu ban đầu là 30 triệu chiếc) và một số khẩu trang chuyên dụng N95, trang phục phòng dịch.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.