Hà Nội: Tòa xét hỏi điều tra viên trong vụ án bị cáo kêu oan và tố điều tra viên bức cung

Các bị cáo nghe tòa tuyên án.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án.
(PLO) - HĐXX TAND huyện Mê Linh đã dựa vào các tài liệu, hồ sơ cùng các tài liệu khác liên quan đến vụ án và đưa ra bản án 34 năm 6 tháng tù giam cho cả 4 bị cáo.

Mới đây (10/8), TAND huyện Mê Linh tiếp tục mở phiên tòa xét xử các bị cáo Bùi Văn Thành (SN 1993) và Bùi Đại Chức, Bùi Văn Tuấn, Bùi Tiến Dũng đều SN 1997 và cùng trú tại xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác”.

Xét hỏi điều tra viên của vụ án

Do tính chất phức tập của vụ án nên sau thời gian dài nghị án (từ 3/8 đến 10/8) HĐXX TAND huyện Mê Linh đã quay trở lại phàn xét hỏi để làm rõ một số nội dung của vụ án. Tại phiên tòa này, HĐXX đã triệu tập thêm 3 nhân chứng là Đỗ Đình Thắng, Nguyễn Kim Trường, và Lợi (cùng là bạn bè bên phía bị hại của vụ án).

Theo lời trình bày của Thắng thì ngày 23/7/2017 Thắng đến dự sinh nhật của Trường tại quán karaoke gia đình của anh Trần Văn Tùng (SN 1979, trú tại Tam Đồng, Mê Linh, Hà Nội) nhân dịp khai trương quán.

“Khi chúng tôi đến thì không có phòng hát và phải ngồi ngoài đợi. Sau khi có phòng hát chúng tôi đi lên phòng thì thấy 2 người say rượu có cãi vã. Một lúc sau khi đang hát thì tôi nghe thấy tiếng đánh nhau. Tôi chạy ra ngoài thì thấy 4 đến 5 người đang đánh Nguyễn Chí Hiếu (bị hại của vụ án). Thời điểm này ánh sáng mờ và không nhìn rõ ai chỉ thấy một thanh niên cầm gậy, không biết gậy gỗ hay gậy sắt đánh Hiếu”, người làm chứng Đỗ Đình Thắng trả lời HĐXX.

Trả lời HĐXX về việc nhận dạng người cầm gậy đánh nạn nhân Hiếu, người làm chứng vẫn khẳng định là nhận dạng được các bị can mặc dù địa điểm xảy ra vụ án không có đủ ánh sáng và bản thân không bị ép việc nhận dạng này.

Sau đó, Thắng tự nhận đã cầm chai bia ném vào các bị cáo chứ không ném vào bị hại. “Lúc chúng tôi ném chai bia xuống thì Hiếu vẫn cử động được, tôi và Đắc ném rất nhiều chai bia xuống phía dưới để ngăn cản các bị cáo không đánh Hiếu”

Còn người làm chứng Trường thì khẳng định bản thân đi ra vào phòng hát rất nhiều lần. Lúc nghe thấy tiếng kêu thì thấy 4 đến 5 người đánh Hiếu. Lúc này do hoảng loạn nên chỉ nhìn rõ Dũng đánh. Trường khẳng định chỉ nhìn thấy một người cầm 2 chai bia đánh Hiếu không thấy ai cầm gậy đánh Hiếu.

Cũng có mặt tại thời điểm đó, người làm chứng Lợi lại cho rằng có nhìn thấy 1 người cầm gậy dài nghĩ là tuýp sắt.

Đối với lời khai của các bị cáo cho rằng bị ép cung, nhục hình tại CQĐT, HĐXX đã hỏi Điều tra viên Hoàng Văn Tùng - ĐTV CAH Mê Linh, trả lời HĐXX, ĐTV Tùng cho biết: “Sáng 24/7/2017 nhận được tin báo của CAX Tam Đồng công an huyện Mê Linh đã trực tiếp làm việc với các bị can. Quá trình điều tra bị cáo Dũng nói bị mệt mỏi không làm việc, chúng tôi đã thông báo cho gia đình và đưa Dũng tới cơ sở y tế khám chữa bệnh. Tại đây, gia đình Dũng vào hỏi thì Dũng nói không phải bị đánh đập. Vậy mà khi ra tòa Dũng lại khai bị bức cung”.

Cũng có mặt tài tòa, cán bộ điều tra Nguyễn Ngọc Hải (cán bộ công an huyện Mê Linh) cũng khẳng định không đánh đập các bị cáo trong thời điểm lấy lời khai của vụ án.  

“Quá trình giúp việc tôi đều chứng kiến việc cán bộ điều tra Tùng giải thích các quyền và nghĩa vụ của các bị can. Sau khi lấy xong lời khai, bản thân tôi cũng đọc lại cho các bị cáo nghe lại. Không có việc cán bộ điều tra huyện Mê Linh đánh đập bức cung các bị cáo”, điều tra viên Hải trình bày tại tòa.

Trước câu trả lời của các điều tra viên, các bị cáo đồng loạt khai nhận rằng có bị điều tra viên Hải và một cán bộ đeo hàm cấp tá tên Tùng đánh xong mới lấy lời khai. Lần này, bị cáo Chức cũng khẳng định mình không đánh Hiếu còn bị cáo Thành thì không công nhận việc cầm tuýp sắt lao vào đánh nạn nhân. Theo bị cáo Thành thì trước khi vào điều tra bị cáo đã bị một cán bộ công an hàm cấp tá tên là Tùng đánh đập và ép bị cáo nhận tội.

Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi các bị cáo có bằng chứng gì để nói bị bức cung thì các bị cáo chỉ biết im lặng trong vô vọng. Câu hỏi này nếu đặt vào địa vị của các đồng chí công an cũng không thể có chứng cứ chứng minh không bức cung các bị cáo. Đây là một câu hỏi dường như không có câu trả lời trong tất cả các vụ án có bị cáo khai bị "bức cung".

Giữ quyền công tố tại tòa, đại diện viện kiểm sát huyện Mê Linh cho rằng việc chấp hành pháp luật là của mọi công dân. Phía luật sư bào chữa, người nhà của các bị cáo chỉ dựa vào những gì sơ hở chưa chặt chẽ của VKS để định hướng cho các bị cáo là không đúng.

Phản biện lại quan điểm này, Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) là luật sư bào chữa cho bị cáo Thành khẳng định về quan điểm bào chữa của mình. Theo luật sư Cường, nếu các bị cáo có tham gia đánh thì nhận tội và xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt, còn nếu các bị cáo không đánh thì cần phải kêu oan đến cùng. VKS nói dựa vào những sơ hở để định hướng cho việc chối tội là quan điểm cá nhân của viện kiểm sát.

Sau đó, Luật sư Cường hỏi người làm chứng Thắng là tại tòa tại sao người làm chứng nói không nhìn rõ là ai mà lại trình bày với HĐXX là thấy hai người, một người cầm tuýp sắt, một người cầm gậy đánh bị hại Hiếu.

Trả lời câu hỏi này, anh Thắng trình bày thời điểm xảy ra sự việc thẩy có một cây gậy vứt ở dưới đất nên Thắng nghĩ là có hai người đánh bị hại Hiếu.

Trình bày về câu hỏi ai là người đánh nạn nhân Hiếu thì anh Thắng cho rằng chỉ nhìn thấy sau lưng nên không biết ai đánh. Điều này là mâu thuẫn trong việc nhận dạng các bị can trong quá trình điều tra.

Chủ tọa đặt câu hỏi tại sao lại khai như vậy thì người làm chứng Thắng lại trình bày do luật sư hỏi dồn dập nên bị cuống, trả lời vòng vo. Về câu hỏi thời điểm bị cáo Thành đánh bị hại Hiếu mặc quần áo màu gì và đánh như thế nào thì người làm chứng Thắng không trả lời được.

Kêu oan, bị cáo vẫn bị tuyên phạt 9 năm tù

Luật sư Đặng Văn Cường, trưởng VP Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho hay, các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và qua lời trình bày của các bị cáo, người làm chứng tại tòa chỉ có căn cứ thể hiện Thành có đến quán Karaoke và có nhặt đoạn ống tuýp trên đường tuy nhiên chưa đủ cơ sở để kết luận Thành có hành vi cầm tuýp sắt đi vào quán Karaoke và có hành vi dùng tay phải cầm tuýp sắt vụt vào người bị hại. "Do đó, việc quy kết trách nhiệm cho bị cáo này sử dụng hung khí nguy hiểm để gây thương tích cho bị hại là chưa đủ chứng cứ vững chắc", Luật sư Đặng Văn Cường nhận định. 

Luật sư Cường viện dẫn lời khai của bị cáo Tuấn thể hiện, Thành đã vứt chiếc tuýp sắt vào vườn cạnh nhà của anh Tùng chủ quán sau khi anh Tùng khuyên can. Lời khai này phù hợp với lời khai của bị cáo Dũng “Khi vào ngồi uống nước ở gần sân thì tôi không thấy anh Thành cầm theo gì”.

Không chỉ có vậy, cơ quan tố tụng không tìm thấy vật chứng của vụ án là chiếp tuýp sắt theo cáo trạng truy tố. VKS cho rằng bị cáo Thành có hành vi cầm tuýp sắt vào quán Karaoke là không có cơ sở.

Ngoài ra, trong hồ sơ vụ án lời khai của Tuấn thể hiện: “Cụ thể đánh nhau như thế nào tôi không quan sát được do vị trí đứng của tôi bị lấp một phần tường”. Về vấn đề này cơ quan tố tụng cần xác định vị trí đứng của Tuấn và khung cảnh xung quanh để xác định trong điều kiện vị trí của Tuấn có bị lấp không và có đủ cơ sở để xác định Tuấn có thể nhìn rõ sự việc hay không. 

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, do có nhiều lời khai mâu thuẫn với nhau về việc bị cáo Thành sử dụng tuýp sắt để gây thương tích cho bị hại nên cần làm rõ lời khai nào có giá trị chứng minh và chứng cứ nào đáng tin cậy.  Đối với lời khai của bị cáo Chức và Tuấn khai nhìn thấy Thành cầm tuýp sắt, khi khai nhìn thấy Thành cầm gậy gỗ, khi thì khai không rõ gậy kim loại hay gậy gỗ cho thấy lời khai này không đủ cơ sở tin cậy.

Luật sư đã chỉ ra một loạt những lời khai kiểu "tiền hậu bất nhất" và cho rằng, việc sử dụng những lời khai mâu thuẫn này để truy tố đối với các bị cáo nói chung và bị cáo Thành liên quan đến hung khí gây thương tích cho bị hại là không chắc chắn, có thể gây oan sai.Theo Luật sư, những nội dung còn chưa rõ ràng và có mâu thuẫn thì cần phải suy đoán theo hướng có lợi cho bị cáo. 

Do đó, việc cơ quan điều tra và VKS cho rằng bị cáo Thành có hành vi cầm tuýp sắt vụt trúng vào đầu bị hại Hiếu như cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố là không đủ cơ sở, không khách quan, thể hiện sự suy đoán chủ quan của cơ quan tố tụng.

Vì vậy, Luật sư đề nghị HĐXX xem xét ra Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung cho VKSND huyện Mê Linh để điều tra bổ sung theo đúng quy định pháp luật, làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Tuy nhiên, sau giờ nghị án, HĐXX căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cùng những lời khai và tài liệu khác đã đưa ra quyết định xử phạt bị cáo Dũng và bị cáo thành mỗi người 9 năm tù giam, bị cáo Chức 8 năm 6 tháng tù, bị cáo Tuấn 8 năm tù. Đồng thời các bị cáo phải liên đới bồi thường bị hại hơn 482 triệu đồng.

Các vụ án cố ý gây thương tích đều rất phức tạp nên việc HĐXX thận trọng làm rõ các tình tiết trong vụ án là cần thiết. Tuy nhiên, chứng cứ về hung khí không rõ ràng, vai trò của bị cáo Thành cũng không rõ ràng khiến cho bản án 9 năm tù đối với bị cáo này trở thành một bản án không tâm phục, khẩu phục.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.