Hà Nội: Sẽ truy tố trước pháp luật nếu bán rượu gây ngộ độc

Hà Nội: Sẽ truy tố trước pháp luật nếu bán rượu gây ngộ độc
(PLO) - Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội (Ban chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) yêu cầu CATP Hà Nội tổ chức điều tra, làm rõ truy tố trước pháp luật về việc liên quan trường hợp tử vong do ngộ độc rượu thời gian qua...

Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội (BCĐ) mới ban hành văn bản về khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (lần 2). Theo đó, BCĐ đề nghị các sở, ngành thành viên BCĐ thành phố và các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm nội dung chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

Nhiều trường hợp ngộ độc rượu dẫn đến tử vong trong thời gian vừa qua trên địa bàn Hà Nội gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.
Nhiều trường hợp ngộ độc rượu dẫn đến tử vong trong thời gian vừa qua trên địa bàn Hà Nội gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.

Sở Công thương chủ trì thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu không có nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ.

CATP Hà Nội tổ chức điều tra, làm rõ truy tố trước pháp luật về việc liên quan trường hợp tử vong do ngộ độc rượu thời gian qua.

Bên cạnh đó, CATP kết hợp tuyên truyền, vận động người dân, ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh rượu không nhãn mác, không dán tem và không có nguồn gốc, xuất xứ.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền để người kinh doanh không bán rượu không nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ; để người dân không sử dụng các loại rượu nói trên; Tuyên truyền tác hại do uống rượu, chất có cồn không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các biểu hiện nghi ngộ độc Methanol nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

BCĐ 389 các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương phối hợp tốt với các đoàn kiếm tra liên ngành Thành phố để đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật; đồng thời, yêu cầu phòng kinh tế của quận, huyện, thị xã thống kê các cơ sở sản xuất; kinh doanh rượu (bao gồm cả cơ sở dịch vụ ăn uống) và giao trách nhiệm cho các đoàn kiểm tra liên ngành của quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có bán rượu trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

Chủ tịch UBND xã, phường phải chịu trách nhiệm trước thành phố, quận, huyện, thị xã nếu để xảy ra tình trạng sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo các điều kiện của pháp luật trên địa bàn mình quản lý.

Hà Nội là đơn vị đi đầu cả nước về việc dẹp bỏ rượu không nguồn gốc, không nhãn mác, thanh kiểm tra các cơ sở nấu rượu không đủ tiêu chuẩn. Từ 3/3 đến 19/3, Hà Nội đã kiểm tra 1600 cơ sở, niêm phong gần 20.000 lít rượu, tiêu hủy 140 lít, xử phạt hành chính gần 500 triệu đồng. 

Đọc thêm

Cần tăng thuế để kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.