Hà Nội: Lượng hóa biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của cán bộ để xử lý

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị.
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6, góp ý về Dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong xử lý công việc của các cấp ủy, địa phương, đơn vị thuộc TP, các đại biểu cho rằng, Chỉ thị cần lượng hóa gắn với những biểu hiện cụ thể về đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, công chức để xử lý.

Tại Hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu về Báo cáo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Báo cáo sơ kết 2 năm thí điểm mô hình chính quyền đô thị và Dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong xử lý công việc của các cấp ủy, địa phương, đơn vị thuộc TP Hà Nội.

Theo đó, về Dự thảo báo cáo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, các ý kiến đánh giá cao việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, đổi mới phong cách quản lý, điều hành của TP Hà Nội.

Các đại biểu nêu các kiến nghị cụ thể về công tác luân chuyển cán bộ, việc khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu 50% Bí thư, Chủ tịch UBND xã không phải người địa phương.

Góp ý về Dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong xử lý công việc của các cấp ủy, địa phương, đơn vị thuộc TP Hà Nội, các đại biểu đều thống nhất về sự cần thiết và thời điểm ban hành.

Các ý kiến cho rằng, Chỉ thị không chỉ mang tính hiệu triệu mà phải gắn với chế tài cụ thể, nghiêm minh.

Đặc biệt, các ý kiến đề nghị cần lượng hóa gắn với những biểu hiện cụ thể về đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, công chức để xử lý. Tại Hội nghị, 100% các đại biểu có mặt đã biểu quyết nhất trí thông qua Nghị quyết hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XVII.

Phát biểu kết luận và bế mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh thêm một số vấn đề lớn, quan trọng và khái quát lại những kết quả chủ yếu của Hội nghị.

Theo đó, Bí thư Hà Nội nêu rõ, thời gian qua, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của TP tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả, tạo được sự chuyển biến rất tích cực, toàn diện trên các mặt công tác xây dựng Đảng, giúp ổn định tình hình an ninh chính trị, tư tưởng, niềm tin của nhân dân.

Qua đó, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của Thủ đô, được cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô đánh giá cao.

Công tác cán bộ tiếp tục được coi trọng, là một trong các khâu đột phá, đúng với vị trí, vai trò là “then chốt của then chốt”. Các nội dung thường xuyên, trọng tâm trong công tác tuyên giáo, tổ chức xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát, dân vận, nội chính, văn phòng cấp ủy tiếp tục được triển khai đồng bộ, đạt kết quả toàn diện.

“Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; hoạt động của Ban Chỉ đạo từng bước đi vào nền nếp và hiệu quả; bước đầu có kết quả tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nói.

Trên cơ sở chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, thời gian tới, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị mỗi thành ủy viên, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị của TP cần tiếp tục phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô; phát huy cao độ trách nhiệm người đứng đầu, vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên.

Tập hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực, phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ TP và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Báo cáo dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tại Hội nghị, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, với sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, đơn vị, sự chỉ đạo sát sao của TP, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đã được triển khai khá hiệu quả, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân.

Sau gần 9 tháng triển khai, công tác giải phóng mặt bằng đã đạt 80%. Đến nay, công tác lựa chọn nhà thầu để triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành và đang xin ý kiến UBND TP, trình Thường trực Thành ủy xem xét, quyết định. Dự kiến, TP Hà Nội sẽ khởi công đồng loạt 4 gói thầu phục vụ dự án vào ngày 25/6 tới.

Nhấn mạnh đây là dự án đầu tiên tách công tác giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án, nhờ đó giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, ông Nguyễn Chí Cường đề nghị TP Hà Nội xem xét chủ trương cho phép tách riêng công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án lớn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Đọc thêm

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Hội nghị UNOC 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 định hướng trọng tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại TP Nice, Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.

Đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
(PLVN) - Sáng 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Buổi làm việc tập trung đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; rà soát việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương, bao gồm cả công tác hợp nhất, sáp nhập; công tác giữ vững ổn định toàn diện tại địa phương...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, sau khi hợp nhất 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận sẽ hình thành nên tỉnh Lâm Đồng mới với diện tích lớn nhất cả nước, hội tụ đầy đủ tiềm năng lợi thế mà ít nơi có được. Do đó, Tổng Bí thư yêu cầu cần tổ chức lại không gian phát triển tỉnh Lâm Đồng mới theo hướng mở rộng, gắn kết, bền vững, phát huy lợi thế theo quy mô, tối ưu hoá nguồn lực.

Không cấm nhà giáo dạy thêm

Quang cảnh phiên họp sáng 9/6 cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, học thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6

Kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo các ngành, lĩnh vực phân công quản lý của Bộ, ngành mình trình Chính phủ ban hành; hoàn thành trước ngày 10/6/2025.