Hà Nội: Lấy phiếu tín nhiệm đối với Lãnh đạo Thành ủy vào cuối tháng 12

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trình bày tóm tắt nội dung Chương trình công tác năm 2024 của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy. Hà Nội tại hội nghị.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trình bày tóm tắt nội dung Chương trình công tác năm 2024 của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy. Hà Nội tại hội nghị.
(PLVN) - Thông tin trên được Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đưa ra khi trình bày tóm tắt nội dung Chương trình công tác năm 2024 của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, diễn ra chiều 23/11.

Về kết quả thực hiện Chương trình công tác năm 2023 của Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, theo Chương trình công tác số 17-CTr/TU, trong năm 2023, dự kiến Thành ủy Hà Nội sẽ tổ chức 5 hội nghị Thành ủy định kỳ và 24 hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy định kỳ.

Tính đến ngày 23/11/2023, đã tổ chức được 4 hội nghị Thành ủy định kỳ, việc chuẩn bị nội dung và thời gian tổ chức các hội nghị đều bám sát theo Chương trình công tác năm 2023 của Thành ủy.

Riêng đối với nội dung về lấy phiếu tín nhiệm các chức danh theo Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của Quốc hội, Ban Thường vụ Thành ủy đã có Kế hoạch số 186-KH/TU ngày 25/10/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị TP giữa nhiệm kỳ 2020-2025.

Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất sẽ tổ chức 1 Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP vào cuối tháng 12/2023, để thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy theo Kế hoạch số 186-KH/TU.

Tính đến ngày 17/11/2023, đã tổ chức 21 hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy định kỳ, vì vậy, đến hết năm 2023, có thể bảo đảm số lượng hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy (24 hội nghị) như theo dự kiến tại Chương trình công tác năm 2023.

Về rà soát các nội dung theo Chương trình công tác, bà Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo Văn phòng Thành ủy thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan được giao chủ trì chuẩn bị các nội dung theo Chương trình công tác năm 2023 của Thành ủy.

Tính đến ngày 17/11/2023, còn 1 nội dung chưa báo cáo Hội nghị Thành ủy (nội dung về lấy phiếu tín nhiệm) và 21 nội dung (trên tổng số 82 nội dung, chiếm 25,6%) chưa báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.

Trong đó có 11 nội dung của Ban Cán sự Đảng UBND TP; 1 nội dung của Ban Tổ chức Thành ủy và Thành đoàn Hà Nội; 3 nội dung của Ban Dân vận Thành ủy; 4 nội dung của Văn phòng Thành ủy; 2 nội dung của Đảng ủy Công an TP.

4 nội dung của Văn phòng Thành ủy sẽ báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy trong tháng 12/2023; 9 nội dung chuyển tiếp sang Chương trình công tác năm 2024 theo tiến độ và đề nghị của các cơ quan; còn lại 8 nội dung của Ban Cán sự Đảng UBND TP không đề xuất đưa lại vào Chương trình công tác năm 2024.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, căn cứ Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP, Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu triển khai nghiên cứu, rà soát, xây dựng dự thảo Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP, Ban Thường vụ Thành ủy.

Nguyên tắc xây dựng Chương trình công tác năm của Thành ủy phải bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc của Thành ủy và vai trò lãnh đạo toàn diện của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.

Về kết cấu và nội dung, Dự thảo Chương trình công tác năm 2024 của Thành ủy Hà Nội gồm 4 mục chính là các nhiệm vụ trọng tâm; nội dung các hội nghị Thành ủy; ội dung các hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy; nội dung kỳ họp giao ban giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành TP…

Đọc thêm

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Công nghệ số là vấn đề sống còn của báo chí

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Nguyễn Đức Lợi. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên, mạnh mẽ và sâu rộng tới lĩnh vực báo chí, truyền thông. Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí.

Nhà máy Z114 nâng cao tiềm lực sản xuất vũ khí

Lãnh đạo Tổng cục CNQP và Đoàn công tác kiểm tra, xem xét một số sản phẩm quốc phòng trưng bày do Z114 sản xuất. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) đến 2030 và những năm tiếp theo, Nhà máy Z114 (tên giao dịch là Cty TNHH Một thành viên Cơ khí - Hóa chất 14, thuộc Tổng cục CNQP) phấn đấu trở thành đơn vị nòng cốt của cụm CNQP miền Nam.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ xát thực tế

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tham luận tại Hội thảo Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) -  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ xát thực tế.

Bảo đảm “đúng vai, đúng thẩm quyền” trong xây dựng pháp luật

Hình ảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).
(PLVN) -  Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh đất Việt

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh đất Việt
Chiều 6/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu phụ nữ cao tuổi tiêu biểu đại diện cho trên 9 triệu phụ nữ cao tuổi toàn quốc trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức lựa chọn, tôn vinh.