Hà Nội dự kiến cho học sinh THPT trở lại trường: Con háo hức, cha mẹ ái ngại

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Hà Nội đang xem xét cho học sinh từ lớp 10-12 các trường THPT tại xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 đi học trở lại từ đầu tháng sau. Trong khi nhiều học sinh sẵn sàng trở lại trường thì phụ huynh có quan điểm trái chiều.

Nhà trường, học sinh sẵn sàng học trực tiếp

Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa) cho biết, nhiều tháng nay sân trường vắng bóng học sinh nhưng hằng tuần, phòng học, phòng chức năng, khuôn viên trường đều được dọn dẹp, chăm sóc sạch đẹp để cùng các điều kiện khác đón học sinh đến lớp khi được cho phép.

Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông) cũng sẵn sàng các điều kiện chào đón học sinh đi học trực tiếp sau 3 tháng học trực tuyến. Cụ thể, theo ông Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, đơn vị đã đáp ứng các tiêu chí về trường học an toàn, trong đó giáo viên tiêm đủ 2 mũi vaccine; chuẩn bị đầy đủ thuốc men ở phòng y tế, phòng cách ly, có phương án đón, phân luồng học sinh…

Do thuộc diện tuyển sinh toàn thành phố nên trường sẽ rà soát học sinh để phân loại. Những em ở vùng 1, vùng 2 sẽ đi học trực tiếp, còn học sinh ở địa bàn có mức độ dịch cao hơn sẽ tiếp tục học trực tuyến. Khi tình hình dịch ổn định, các em đến trường học bình thường và trường bố trí giáo viên ôn tập, bồi dưỡng miễn phí đảm bảo học sinh được tiếp nhận kiến thức công bằng như các bạn cùng lớp.

“Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa sẽ kết thúc học kỳ I. Dự kiến, ngày 16-22/12, các trường sẽ kiểm tra học kỳ, do đó được trở lại trường thời điểm này rất quý giá. Giáo viên sẽ ôn tập cho các em trước khi kiểm tra”, ông Trung nói.

Nguyễn Thu Hồng, học sinh lớp 10A7 - Trường THPT Đan Phượng (huyện Đan Phượng) chia sẻ, việc học trực tuyến quá lâu đã khiến em trở nên mơ hồ trong việc tiếp nhận những kiến thức mới.

"Một phần vì đường truyền mạng thất thường và một phần do em khó tập trung nên rất dễ bị phân tán. Bên cạnh đó, đã 12 tuần học trôi qua nhưng em vẫn chưa thể kết nối với tất cả thầy cô và các bạn", Thu Hồng nói. "Mong muốn lớn nhất sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 là được đến trường để củng cố kiến thức".

Chử Khánh Ly, học sinh lớp 10D5, Trường THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy) cảm thấy sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, sức khoẻ của bản thân được bảo vệ, an toàn hơn trước đại dịch. Khánh Ly cho rằng, đây là điều kiện rất cần thiết, là thời điểm thích hợp giúp học sinh được quay trở lại trường học sau một quãng thời gian dài học trực tuyến.

"Thầy cô luôn tạo điều kiện tốt nhất, cố gắng xây dựng các bài giảng hay và thú vị giúp chúng em tập trung hơn khi học trực tuyến. Tuy nhiên, bản thân em mong muốn được đến trường vì niềm vui khi được gặp bạn bè mới, thầy cô mới không có gì sánh bằng", Khánh Ly bày tỏ.

Ý kiến phụ huynh thế nào?

Trước thông tin Hà Nội dự kiến cho học sinh THPT trở lại trường vào ngày 6/12, nhiều phụ huynh đưa ra quan điểm trái chiều trên mạng xã hội.

Anh Hoàng Tuấn khá bất ngờ với thông báo của Hà Nội. “Tôi nghĩ rằng việc đi học bây giờ là khá nguy hiểm vì vaccine mới tiêm vào tuần trước, mà phải tầm 14 ngày thì vaccine mới có hiệu quả. Tôi nghĩ tốt nhất nên cho các em học sinh đi học lại khi đã tiêm đủ mũi hai!”, anh Tuấn nói.

Đồng quan điểm, anh Đình Nam tỏ ra lo lắng khi con trở lại trường trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội có dấu hiệu tăng: “Phải xét theo tình hình thực tế của dịch, vì thời điểm này dịch vẫn diễn biến phức tạp. Khi học sinh đi học tiếp xúc với nhiều người khác nhau, liệu các con có thực sự an toàn không?”.

Một phụ huynh nêu: “Có cần thiết phải vội cho học sinh tới trường trở lại như vậy không? Tôi nghĩ, khi thực sự an toàn hãy để các cháu học trực tiếp”.

Trong khi đó, không ít ý kiến đồng tình việc cho học sinh đi học trở lại. “Trẻ con học tập tốt nhất là ở trường, trong sự tương tác sống động với thầy cô, bạn bè, bài vở. Đã là đại dịch rồi, chúng ta không thể trốn tránh mãi, càng không thể tránh nó bằng việc giữ con trong nhà, học qua màn hình (rỗng kiến thức và hại mắt)”, tài khoản Minh Trang viết.

“Nếu cứ đợi, đợi đến bao giờ? Hệ lụy kéo theo rất nhiều thứ, trẻ con không được giáo dục trực tiếp, không có sự tương tác với bạn bè, thầy cô, rất nhiều đứa trẻ suốt ngày chỉ quẩn quanh trong nhà, dán mắt vào Ipad, điện thoại, máy tính. 1 năm 2 năm 3 năm, ai đảm bảo là không ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, tâm sinh lý của các em”, chị Nguyễn Thuý Ngọc đặt vấn đề.

Cũng có phụ huynh khuyên mọi người không nên lo lắng bởi đây mới chỉ là dự kiến, việc trở lại trường còn tuỳ thuộc vào diễn biến của dịch: “Mình nghĩ mọi người đừng vội lo lắng, đây mới chỉ là dự kiến thôi, chưa hề có công văn của UBND thành phố. Và còn về điều kiện học sinh ở mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, không có ca F0 trong cộng đồng trong 14 ngày mới đến trường mà”.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...