Hà Nội đang điều trị gần 10.000 F0

Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong số các ca F0, có hơn 3.500 F0 điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động, chiếm 37% tổng số ca nhiễm COVID-19...

Tính tới hết ngày 14/12, Hà Nội có 9.627 trường hợp F0 đang được điều trị. Trong đó, các trạm y tế lưu động đang điều trị 2.832 ca và 727 F0 điều trị tại nhà, chiếm 37% tổng số bệnh nhân. Đây là những trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc không triệu chứng.

Ngoài ra, có 3.737 bệnh nhân đang điều trị tại 4 cơ sở thu dung, gồm: Cơ sở điều trị Đền Lừ III; cơ sở KTX Phenikaa; cơ sở điều trị Thượng Thanh và cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp.

Tại các bệnh viện, có 2.331 bệnh nhân có địa chỉ ở Hà Nội đang điều trị, cụ thể: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 82 ca, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở điều trị COVID-19 Hoàng Mai có 175 ca; 29 bệnh viện của Hà Nội có 2.074 ca.

Trong ngày 14/12, qua điều tra dịch tễ, thêm 2.683 trường hợp F1 được cách ly theo qui định. Qua xét nghiệm 15.006 mẫu, phát hiện 900 trường hợp dương tính.

Như nhiều tỉnh/thành khác, Hà Nội phân tầng điều trị COVID-19 thành 3 tầng. Trong đó:

Tầng 1 là F0 tại trạm y tế lưu động và điều trị tại nhà;

Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao điều trị tại cơ sở thu dung điều trị và hơn 20 bệnh viện;

Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, được điều trị tại 6 viện của Hà Nội gồm: Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây, Phụ sản Hà Nội và các bệnh viện tuyến Trung ương (như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).

Theo thống kê của Bộ Y tế cập nhật tới hết ngày 14/12, hiện có gần 1.300 bệnh nhân COVID-19 điều trị ở Hà Nội (tại các cơ sở của Hà Nội và Trung ương) có mức độ trung bình; 132 ca mức độ nặng, nguy kịch. So với trung bình 7 ngày trước, tỷ lệ bệnh nhân trung bình và nặng/nguy kịch tăng lần lượt gần 30% và hơn 34%. Trong số này, có 113 ca phải thở oxy, 1 ca thở máy không xâm nhập, 5 ca thở máy xâm nhập (mức độ nguy kịch).

Thành phố hiện có các chùm ca bệnh sau: Chùm ca bệnh tại Phú Đô, quận Nam Từ Liêm đã ghi nhận 467 ca mắc mới. (trong ngày 14/12 ghi nhận 8 ca mắc mới); Chùm ca bệnh tại Thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh đã ghi nhận 309 ca mắc. (8 ngày qua không ghi nhận ca mắc mới); Chùm ca bệnh tại La Thành, Giảng Võ đã ghi nhận 286 ca mắc. (4 ngày không ghi nhận ca mắc mới); Chùm ca bệnh mới tại Yên Nội, Đồng Quang, Quốc Oai đã ghi nhận 185 ca mắc (8 ngày không ghi nhận ca mắc mới); Chùm ca bệnh tại thôn Mới, Tốt Động, Chương Mỹ đã ghi nhận 107 ca mắc (3 ngày không ghi nhận ca mắc mới); Chùm ca bệnh tại Tân Độ, Xuy Xá, Mỹ Đức ghi nhân 79 ca mắc (7 ngày không ghi nhận ca mắc mới); Chùm ca bệnh tại TT Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng ghi nhận 133 ca mắc (4 ngày không ghi nhận ca mắc mới)+ Chùm ca bệnh tại Khâm Đức, Trung Phụng từ 19/11 ghi nhận 98 ca mắc (7 ngày qua không ghi nhận ca mắc mới); Chùm ca bệnh tại Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm ghi nhận 77 ca mắc mới (trong ngày 14/12 không ghi nhận ca mắc mới).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.