Hà Nội bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 THPT: Thỏa lòng thầy trò, phụ huynh

Phụ huynh, thí sinh thở phào trước thông tin bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 THPT Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Phụ huynh, thí sinh thở phào trước thông tin bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 THPT Hà Nội. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chiều tối 17/4, ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 trên địa bàn thành phố. Cụ thể, Hà Nội quyết định chỉ tổ chức kỳ thi vào lớp 10 THPT với 3 môn thi là Toán, Văn, Ngoại ngữ thay vì 4 môn như quyết định trước đó…

Giảm nhẹ cho thí sinh

Nội dung đề thi của 3 môn này cũng được giảm tải theo hướng dẫn tinh giản chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020, được Bộ GD-ĐT ban hành. Môn Ngữ văn và Toán thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút (điểm thi tính hệ số 2). Môn Ngoại ngữ kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong 60 phút. Thời gian hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 THPT trước 15/8. Đồng thời, yêu cầu về nội dung đề thi của 3 môn này cũng được giảm tải theo hướng dẫn tinh giản chương trình học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 Bộ GD-ĐT đã ban hành.

Theo phương án tổ chức thi vào lớp 10 THPT của thành phố Hà Nội trước đó, Sở GD-ĐT tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả các trường THPT công lập với 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư. Bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí. Môn thi thứ 4 sẽ được thông báo trước 2 tháng sau khi có ngày thi chính thức.

Đã từng có nhiều ý kiến liên tục kiến nghị nên bỏ môn thi thứ 4 cho phù hợp với học sinh phải nghỉ học kéo dài do dịch bệnh hiện nay. Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội viết đơn kiến nghị gửi chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Ông đề nghị sửa quyết định về kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021.

Theo ông, thí sinh chỉ nên thi các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, xem xét bỏ môn thứ tư (một trong các môn Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục Công dân được chọn ngẫu nhiên vào cuối tháng ba). Thầy Khang cho rằng, việc bỏ môn thi này nhằm giảm áp lực cho giáo viên và học sinh cuối cấp, giúp người dân thêm tin tưởng, yên tâm, đồng lòng chống dịch bệnh Covid-19.

Về phía học sinh, em Nguyễn Thu Thảo đang học lớp 9 một trường THCS tư thục tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã viết một tâm thư gửi cô giáo. Thu Thảo cho biết em phải học trên truyền hình, làm đề trên hệ thống của sở GD-ĐT và học online theo chương trình của trường. Thời gian học của em căng thẳng vô cùng bởi cùng lúc phải lo học 9 môn, Buổi sáng từ 7h30-11h30, chiều từ 1h đến 5h. Một ngày, em chỉ có thời gian buổi trưa để ăn uống, nghỉ ngơi. Buổi tối, Thảo ăn vội để làm bài tập. Thảo nói thường phải thức đến hơn 0h để làm xong bài tập. Học online giai đoạn này khiến em mệt hơn rất nhiều so với trên lớp. Ngoài học, không còn thời gian làm gì khác

Thu Thảo bày tỏ việc học với em ngày càng áp lực. Em luôn nghĩ về số bài tập đang chờ và có cảm giác không muốn làm gì thêm trong những ngày nghỉ hiếm hoi. Vì đang là học sinh lớp 9, phải chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, nhà trường và gia đình đặt quá nhiều kỳ vọng vào em.

Như vậy, nếu như Hà Nội không quyết định bỏ môn thi thứ 4, học sinh lớp 9 sẽ phải ôn môn thứ 4 “ đánh cược” trong 6 môn: Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục Công dân, chưa được công bố. Nghĩa là các em sẽ phải ôn thi tất cả 9 môn thi, cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 vốn được xem là căng thẳng hơn thi ĐH.

Thở phào nhẹ nhõm

Có thể nói, trong bối cảnh học sinh các cấp vẫn phải nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19 thì quyết định này của Sở GD-ĐT Hà Nội khiến học sinh và phụ huynh thở phào. Bởi trước đó, đã có nhiều ý kiến liên tục kiến nghị nên bỏ môn thi thứ 4 cho phù hợp với học sinh phải nghỉ học kéo dài do dịch bệnh hiện nay. Bởi thực tế, việc học trên truyền hình, học online không thể hiệu quả bằng cô và trò tương tác trực tiếp. Giờ lại phải học thêm nhiều môn khác nữa trong tư thế không biết sẽ thi môn nào sợ rằng học sinh không kịp học, hiệu quả không cao.

Chị Nguyễn Thu Hà, phụ huynh học sinh ở quận Long Biên - Hà Nội bày tỏ: Nếu thi đủ 4 môn thì cả phụ huynh và học sinh đều lo lắng. Học thì không được đến trường, thi thì vẫn đủ 4 môn đấy là áp lực về tâm lý chắc chắn không thể tránh được. Bởi vì các con học cũng không được học tập trung, tiếp thu kiến thức của các con hạn chế rất nhiều, chưa kể ý thức học tập của các con rất khác nhau. Do đó, với quyết định mới này của thành phố, chúng tôi thật vui mừng, cảm động quá! Giảm được bao áp lực khi nhìn thấy con học ngày, học đêm vẫn không đủ thời gian cho cả 9 môn học.

Đại diện một số trường Trung học cơ sở cũng cho rằng, việc điều chỉnh phương án thi là cần thiết trong thời điểm hiện nay để giảm căng thẳng cho giáo viên và hoc sinh. Năm nay, dự kiến toàn thành phố Hà Nội có hơn 107.000 học sinh xét tốt nghiệp trung học cơ sở. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, dự kiến có gần 67.000 học sinh (khoảng 62%) được tuyển vào trường THPT công lập.

Trong thời điểm chưa biết bao giờ học sinh sẽ đi học trở lại thì việc Sở GD-ĐT Hà Nội điều chỉnh phương án thi công bố bỏ môn thi thứ 4, đã giảm phần nào căng thẳng, lo lắng cho giáo viên và học sinh. Khi mà kì thi này, năm nào cũng là kì tuyển sinh khốc liệt, khi chỉ có trên 60% học sinh có thể “đặt vé” vào trường công lập mà thôi…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...