Hà Giang thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Hà Giang thiệt hại nặng nề do mưa lũ
(PLVN) -5 người chết, 2 người bị thương, hơn 500 nhà bị ngập, hoa màu của người dân bị thiệt hại sau mưa lũ. Nhiều đoạn đường trên tỉnh Hà Giang bị sạt lở gây cản trở giao thông nghiêm trọng.

Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa cho biết, theo báo cáo nhanh của tỉnh Hà Giang, tính đến 6h sáng 22/7, mưa lũ đã làm 5 người chết do sạt lở đất và nước lũ cuốn trôi. Mưa lũ cũng khiến 2 người khác bị thương.

Sạt lở gây ách tắc tại km5 QL2 đường Hà Giang - Hà Nội.
Sạt lở gây ách tắc tại km5 QL2 đường Hà Giang - Hà Nội. 

Mưa lũ đã làm 2 nhà bị sập, cuốn trôi; 57 nhà bị thiệt hại; 524 nhà bị ngập; 215 ha lúa và hoa màu, 5ha cây lâm nghiệp, 24 ha ao cá, 11 con gia súc và nhiều gia cầm bị thiệt hại. Ngoài ra, 2 nhà máy thủy điện (Thái An, huyện Quản Bạ và Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên) bị dừng hoạt động do đất đá sạt lở, vùi lấp hệ thống máy móc, Kiến thức đưa tin.

Ngay sáng 22/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã cử đoàn công tác do Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài làm trưởng đoàn đến Hà Giang chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do mưa, lũ. Trước đó, Văn phòng Thường trực, Ban Chỉ đạo đã cử đoàn công tác tới Hà Giang ngày 21/7.

Các chiến sĩ bộ đội biên phòng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả của mưa lũ.
Các chiến sĩ bộ đội biên phòng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả của mưa lũ. 

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã cử gần 200 cán bộ, chiến sĩ giúp nhân dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Theo Lao động, khoảng 8h ngày 22/7, từ TP Hà Giang xuống Tuyên Quang, chỉ tính riêng đoạn đường từ TP Hà Giang xuống xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã có hơn 700 xe ôtô bị mắc kẹt - cả hai chiều, không nhúc nhích đường bị lấp bởi đất đá…

Hàng trăm ôtô bị kẹt do sạt lở đường lên Hà Giang.
 Hàng trăm ôtô bị kẹt do sạt lở đường lên Hà Giang.

Các lực lượng chức năng của tỉnh Hà Giang đang tích cực tiến hành thi công, giải toả lòng đường. 

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.