GS Sử học Lê Văn Lan nói về chú giải tên phố ở Hà Nội

Những ngày đầu năm 2012, 30 đường phố Hà Nội đã được gắn thêm phần “phụ đề” dưới tên mỗi danh nhân và địa danh. Thay vì người ta chỉ cần nhìn tên phố và lướt qua, những thông tin dù ngắn gọn đã đọng lại đầy tự hào. Giáo sư Sử học Lê Văn Lan có cuộc trao đổi với PLVN về vấn đề này, vấn đề mà ông gọi là “những điều đáng lẽ nên làm từ lâu”.

Những ngày đầu năm 2012, 30 đường phố Hà Nội đã được gắn thêm phần “phụ đề” dưới tên mỗi danh nhân và địa danh. Thay vì người ta chỉ cần nhìn tên phố và lướt qua, những thông tin dù ngắn gọn đã đọng lại đầy tự hào. Giáo sư Sử học Lê Văn Lan có cuộc trao đổi với PLVN về vấn đề này, vấn đề mà ông gọi là “những điều đáng lẽ nên làm từ lâu”.

Theo GS.Lê Văn Lan, các tên phố của Hà Nội gồm hai dạng chính: Tên danh nhân hoặc tên địa danh. Thực tế là trong số những người dân Thủ đô sinh sống tại các đường phố, nhất là những đường phố mới, có rất nhiều người không biết rõ gốc tích của tên người, tên địa danh đặt cho đường phố đó. 

Những vị anh hùng dân tộc như: Lý Thái Tổ, Trần Hưng Ðạo, Lý Thường Kiệt... thì được phần lớn người dân nắm rõ công trạng, tiểu sử. Nhưng có những tên phố mới và cả phố cũ mang tên những nhân vật ít người biết tới như Phan Bá Vành, Vũ Thạnh... Thế nên việc 30 đường phố Hà Nội đã được gắn thêm phần “phụ đề” dưới tên mỗi danh nhân và địa danh là việc đáng lẽ nên làm và phải làm từ rất lâu rồi

Thưa GS, sau thời gian ngắn một số tuyến phố được gắn thêm chú thích về danh nhân lịch sử dưới mỗi tên đường phố. GS có nhận được lời phàn nàn nào không?

- Có lần tôi bắt gặp một vị cao tuổi đứng trước biển thí điểm ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) để tìm hiểu về những phụ đề dưới tên những danh nhân. Tôi thấy ông ấy ngửa cổ đọc mãi không ra. Như vậy, với những người muốn tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa họ đã rất khó khăn trong việc đọc. Một số người thì phàn nàn với nhà sử học rằng tại sao lại nhắc tới trận đánh của vị tướng này ở địa điểm này mà không chú thích địa điểm đó hiện tại là ở đâu. Như vậy, thực tế đã phát sinh hai vấn đề.

Thứ nhất, biển tên đường cần có chức năng, công năng, tiêu chuẩn, kích thước riêng của nó. Biển tên cần rõ ràng, rành rẽ, ngắn gọn để ngay từ đầu phố từ xe đạp, xe máy, ô tô, người đi bộ đều nhìn rõ. Thứ hai, tôi nghĩ rằng phụ đề nên tách ra khỏi công năng của biển tên đường phố với nền màu trắng trên màu xanh, hoặc màu xanh trên màu trắng.

Làm như vậy, người dân không phải ngửa cổ vì biển treo quá cao, cũng không choán hết không gian. Chúng ta đang có cột để treo biển, chúng ta có thể làm bảng phủ để treo phía dưới, vừa tầm mắt mọi người lưu thông trên đường. Tấm bảng này cần thể hiện sự vững vàng về kiến thức sử học đường phố đó, cũng như sự rõ ràng của kĩ thuật văn bản học, bao nhiêu chữ, bao nhiêu dòng mà vẫn đầy đủ thông tin. Chẳng hạn đã nhắc tới trận đánh đó thì phải nói rõ địa điểm đó hiện nay ở đâu...

Chỉ dẫn lịch sử cho biển đường phố nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân.  Ảnh: VNE
Chỉ dẫn lịch sử cho biển đường phố nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. Ảnh: VnExpress.

Như vậy, theo GS là chú thích nên lắp dưới tên đường. Nhưng hiện nay cả hai mặt bảng chữ đều là tiếng Việt, tại sao chúng ta không làm song hành với tiếng Anh?

- Có thể thấy khách du lịch đã tới Thủ đô đông lắm rồi, ngoài 6 triệu cư dân thủ đô là 2 triệu khách ngoại quốc. Từ chỗ ta làm thí điểm 10 tên phố và tới nay là 30 tên phố còn lại chúng ta có 600 tên phố sẽ tiếp tục triển khai. Bởi thế, phần tiếng Anh chắc phải lui lại, chưa thể triển khai ồ ạt ngay. Chúng ta cần làm có quy trình.

Cần làm sao để hạn chế sai sót, chẳng hạn tên đường Điện Biên Phủ hiện nay sau khi tách tỉnh thuộc Điện Biên chứ không phải Lai Châu? Tượng đài Lý Thái Tổ nên ghi là Đức vua chứ không chỉ ghi tên ông sơ sài như vậy...

Để làm được việc này, chúng ta cần những nhà chuyên môn có kiến thức đầy đủ ngồi lại với nhau, đó là những nhà cổ học, những nhà văn bản học hoặc nếu không là Sở VH-TT-DL với Hội đồng thẩm định về địa danh lịch sử. Chẳng hạn phố Đồng Xuân, phố Cầu Đông... không phải là nhân vật lịch sử thì chúng ta phải giải thích được tại sao lại có tên phố đó...

Trên phố Lê Thái Tổ, tấm biển không đơn thuần chỉ ghi tên vị Vua đầu tiên của nhà Hậu Lê, mà nay đã có thêm vài dòng chú thích để người dân hiểu hơn về ông. Ảnh: VNE
Trên phố Lê Thái Tổ, tấm biển không đơn thuần chỉ ghi tên vị Vua đầu tiên của nhà Hậu Lê, mà nay đã có thêm vài dòng chú thích để người dân hiểu hơn về ông. Ảnh: VnExpress

Dư luận cho rằng, với việc gắn thêm phụ đề này, sẽ góp phần giúp những người trẻ học sử ngay trên đường phố. Điều này có giúp nhà trường cải thiện tình yêu dành cho môn Sử không, thưa GS?

- Không phải vậy, người đi trên phố có nhu cầu khác, họ chỉ cần biết con đường mình đang đi này ai được đặt tên, và công lao của nhân vật đó..., còn nhà trường thì lại có nhiệm vụ khác. Trước đây, một số trường thường ngỏ ý nhờ chúng tôi giúp họ chút ít khả năng làm bia cho chính danh nhân được đặt tên cho trường đó nhưng chưa làm được.

Chẳng hạn với trường Lương Thế Vinh, học sinh tìm tới đó học chỉ vì biết hiệu trưởng của trường đó là GS làm sách Toán phổ thông, GS.Văn Như Cương chứ có mấy học sinh biết tới nhân vật lịch sử được đặt tên cho ngôi trường đó...

Xin cảm ơn Giáo sư!

* Ông Phạm Quang Long - Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội:

“Không hy vọng thông tin chú giải sẽ đầy đủ nhưng việc này kích thích sự ham hiểu biết của người dân”

Nói về quy chuẩn của việc chú giải tên phố, ông Phạm Quang Long cho biết, một hội đồng tư vấn của thành phố đã được lập ra để xem xét về nội dung, kích thước, qui cách chú giải các biển tên phố.

Hội đồng tư vấn gồm một số nhà quản lý trong lĩnh vực giao thông, ví dụ Sở Giao thông vận tải; một số nhà quản lý văn hóa, ví dụ Sở VH-TT-DL; một số nhà khoa học, chuyên gia, một số đại diện cơ quan quản lý công quyền như Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Hội đồng nhân dân thành phố... Quá trình thử nghiệm 30 đường phố này, vừa làm vừa chọn phương án tốt nhất, có thể có chỗ này chỗ kia chưa hoàn toàn chuẩn thì vừa làm vừa điều chỉnh.

Cũng theo ông Long, “sau việc rút kinh nghiệm qua 30 phố, sẽ cố gắng chú giải tất cả các tên phố, cả danh nhân, địa danh. Mỗi tên phố ở Hà Nội gắn với một ý nghĩa văn hóa lịch sử, vậy phải làm sao ý nghĩa văn hóa lịch sử ấy đến với mọi người.

Và cũng không hy vọng thông tin đầy đủ đâu nhưng tôi nghĩ việc này kích thích người ta. Những người đã hiểu sẽ tìm hiểu kỹ hơn. Những người chưa biết sẽ biết một số thông tin, và có ham muốn biết nhiều hơn”.

* Ông Nguyễn Văn Vũ  - Hiệu trưởng THCS Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội):

“Việc này nên được nhân rộng”

Theo ông Vũ, đây là một việc rất nên làm và nội dung trong các biển chỉ dẫn này cần có sự cô đọng hơn. Ông Vũ nói: “Ví dụ trường Thăng Long nằm trên phố Nguyễn Văn Ngọc. Khi nói đến tên vị danh nhân này nhiều người không biết ông là ai.

Nếu chúng ta tổ chức dạy lịch sử qua đường phố thì sẽ giúp cho người dân hiểu thêm về Nguyễn Văn Ngọc và nhiều vị danh nhân khác. Một ví dụ khác là phố Phạm Tuân, nhiều người tưởng nhầm là phi công Phạm Tuân nhưng thực ra đó là danh nhân văn hoá Phạm Tuân. Việc này nên được nhân rộng ở nhiều phố khác trên địa bàn Hà Nội”.

* Ông Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng THCS Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội):

“Một phương pháp dạy lịch sử hiệu quả”

Ông Bùi Anh Tuấn khẳng định: “Đây là một cách làm hay, sáng tạo, một phương pháp dạy lịch sử hiệu quả. Những chú thích tên phố sẽ giúp mọi người hiểu thêm về những vị danh nhân, anh hùng của dân tộc. Không ít người tự hỏi và không hiểu về ý nghĩa của các tên phố.  Nhiều người khi đi thăm chùa, đền đều dừng lại và đọc những biển giới thiệu, chú thích mặc dù những thông tin này tương đối dài.

Điều này cho thấy dân ta rất quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, nếu chỉ để tên phố không thì chỉ thoáng qua và người dân sẽ không nhớ được. Bây giờ, những thông tin chú thích này sẽ đọng lại và khắc sâu hơn vào trí nhớ của người đọc không chỉ bởi sẽ được nhìn, đọc mỗi lần đi qua mà đây là những thông tin này rất cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu.

Mô hình này lẽ ra cần được làm sớm hơn và tôi nghĩ nên được triển khai rộng rãi ở nhiều tuyến phố để mọi người đặc biệt là các học sinh hiểu thêm về lịch sử và thêm yêu Thủ đô anh hùng. Những chú thích trên biển chỉ dẫn nên có thêm tiếng Anh để người nước ngoài cũng có đọc và hiểu được”.

Miên Thảo (thực hiện)

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...