Góc nhìn về giới luật và pháp luật trong Phật giáo

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 là sự kiện trọng đại của Phật giáo Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong số 12 mục tiêu chương trình tổng quát trong nhiệm kỳ mới nhiệm vụ “nêu cao kỷ cương, giới luật” được đặt lên hàng đầu.

Do đó, một trong những trọng tâm của Đại hội lần này, đó là việc tu chỉnh Hiến chương, nêu cao kỷ cương, giới luật để gìn giữ và tiếp tục đề cao giá trị Phật giáo trong xã hội hiện đại. Mục đích của lần tu chỉnh Hiến chương để Hiến chương thực sự phù hợp với các quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật Nhà nước liên quan, cũng như phù hợp với thực tiễn trong công tác điều hành Phật sự trong giai đoạn hiện nay.

Toàn cảnh Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX. (Nguồn ảnh daihoi9.ghpgvn.org.vn)

Toàn cảnh Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX. (Nguồn ảnh daihoi9.ghpgvn.org.vn)

Lấy giới luật, luật pháp Nhà nước làm nền tảng

Được biết, để chuẩn bị, ngay từ đầu năm từ đầu 2021, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã trực tiếp chỉ đạo Ban soạn thảo tu chỉnh Hiến chương bắt tay vào công việc nghiên cứu, xin ý kiến góp ý rộng rãi của các Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) các cấp; tăng ni, phật tử; các nhà nghiên cứu, chuyên môn về pháp luật, về quản lý Nhà nước về tôn giáo. Bản dự thảo Hiến chương GHPGVN đã qua ba lần xin ý kiến đóng góp và tiếp thu ý kiến góp ý của đông đảo chư tôn đức tăng ni và các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Trao đổi với báo chí tại họp báo trước Đại hội, Hòa thượng Thích Huệ Thông - Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN cho biết, chủ đề của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX là “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển”. “Kỷ cương không chỉ là giáo pháp, giáo lý với tăng, ni, phật tử mà còn bao hàm cả trách nhiệm chấp hành pháp luật Nhà nước”, Hòa thượng Thích Huệ Thông nhấn mạnh.

“Hiến chương được tu chỉnh sẽ làm rõ các vấn đề về tổ chức tôn giáo trực thuộc, ban quản trị chùa, quyền sở hữu tài sản của tăng, ni, người thuộc Giáo hội... Kế hoạch tu chỉnh Hiến chương được đưa ra trong bối cảnh Hiến chương hiện hành tồn tại từ trước khi Luật Tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực, đồng thời Luật Đất đai mới cũng sắp được ban hành. Quá trình tu chỉnh Hiến chương, Giáo hội có tham khảo chi tiết với Ban Tôn giáo Chính phủ để đảm bảo vừa phù hợp với giới luật của đạo Phật, vừa phù hợp luật pháp của Nhà nước”, theo Hòa thượng Thích Huệ Thông.

Lấy giới luật, luật pháp Nhà nước làm nền tảng, nghiêm khắc trong chấn chỉnh đạo đức người tu sĩ – quan điểm này được nhiều nhà tu hành ủng hộ cũng như bày tỏ những ý nguyện, kỳ vọng để làm cho Phật giáo ổn định, hội nhập và phát triển trong xã hội hiện đại.

Trao đổi với truyền thông, Đại đức Thích Nguyên Chính, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trợ lý Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự; Phó Chánh Văn phòng I Trung ương GHPGVN bày tỏ ý kiến: “Trước hết trên tinh thần tự nguyện, tự giác cần nghiêm trì thực hành giới luật và tuân thủ nghiêm túc các quy định của Hiến chương, Nội quy Giáo hội và những quy định của pháp luật Nhà nước. Việc giữ gìn giới luật và kỷ cương của GHPGVN là vấn đề then chốt mà mọi thành viên thuộc GHPGVN phải tuân thủ”.

Đại đức Thích Nguyên Chính.

Đại đức Thích Nguyên Chính.

Đại đức Thích Minh Phú, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Từ thiện xã hội Phật giáo TP HCM đề đạt mong muốn Giáo hội nghiêm khắc trong việc chấn chỉnh đạo đức người tu sĩ: “Tôi tin tưởng, mong GHPGVN sẽ lấy giới luật làm nền tảng, nghiêm khắc trong việc chấn chỉnh đạo đức người tu sĩ, vì muốn mạng mạch Phật pháp mãi lưu truyền thì không gì quan trọng hơn việc giữ gìn giới luật”.

Đại đức Thích Minh Phú.

Đại đức Thích Minh Phú.

Theo Thượng tọa Thích Minh Thanh, Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN TP HCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Hóc Môn “có một điều tôi còn trăn trở, đó là những Nội quy của Ban, Viện Trung ương vẫn chưa có tính pháp lý cao để có thể xử lý các công việc từ nội hàm cũng như liên đới đến các cơ quan chức năng. Vì vậy, tôi mong rằng, lãnh đạo Giáo hội nên xem xét và có những điều chỉnh, quy định trong Hiến chương để các Nội quy của Ban, Viện có tính pháp lý như một văn bản dưới luật”.

Ngày 28/11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã biểu quyết thông qua Hiến chương sửa đổi với 14 chương, nhiều hơn Hiến chương GHPGVN hiện hành 1 chương và 16 điều. Phát biểu tại phiên bế mạc, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN khẳng định, trong những năm tới, GHPGVN cần giữ gìn kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế.

Giới luật như pháp luật trong chấn chỉnh đạo đức người tu sĩ

Không phải đến bây giờ vấn đề giới luật và pháp luật mới được Phật giáo quan tâm mà trước đó, ngay từ khi ra đời, quan điểm “lấy giới luật làm thầy” đã được nhấn mạnh.

Tác giả Nguyễn Thành Công trong bài viết “Góc nhìn của phật tử về giới luật và pháp luật” trên trang thông tin điện tử của GHPGVN đã cho biết, Phật giáo ra đời trong bối cảnh xã hội Ấn cổ đại trước công nguyên, cùng với trình độ kinh tế - xã hội thấp nói chung, nền luật pháp đương thời không được ghi nhận nhiều. Có thể hình dung sự quản trị của Nhà nước dựa trên những ước lệ như đang tồn tại ở những sắc dân ở những vùng xa xôi nhất trên thế giới ngày nay. Nhà nước và pháp luật ở tình trạng phôi thai và những quy phạm pháp luật như ngày nay chúng ta biết và tuân theo để có xã hội văn minh, tôn ti, trật tự hẳn hỏi là hoàn toàn xa lạ với xã hội Ấn thời đức Phật đản sinh.

Phật giáo ra đời trong nội dung phong phú nhưng phần giới luật được đức Phật đặc biệt nhấn mạnh, thậm chí phát biểu như là kim chỉ nam cho người tu trước lúc ngài nhập niết bàn: “Các con hãy lấy giới luật làm thầy!”. Không cần mất thời gian chứng minh tầm quan trọng của giới luật trong toàn bộ kinh điển Phật giáo và điều này quá rõ ràng. Giới luật nhiều, tùy căn cơ mà sự yêu cầu chấp hành mức độ giới luật khác nhau, từ thấp đến cao, từ giản đơn đến khó khăn cực kỳ dưới mắt người phàm. Hệ thống giới luật Phật giáo chặt chẽ, khoa học.

Theo tác giả Nguyễn Thành Công, “như vậy toàn bộ hệ thống giới luật Phật giáo, dưới một góc nhìn nhất định, chính là một “luật pháp”, đóng vai trò luật pháp đối với người tu trong hoàn cảnh đương thời, tất nhiên không phủ định các quy tắc được đặt ra bởi triều đình phong kiến lúc đó. Tuân thủ giới luật, phật tử và tu sĩ Phật giáo đã đương nhiên là công dân tốt, thậm chí rất tốt với xã hội, cộng đồng, Nhà nước.

Ngay ngũ giới cấm, dưới góc nhìn sâu, đã hàm chứa nội dung rộng đến khó ngờ ngay cả với chuẩn mực ngày nay: không sát sanh rộng ra là yêu cầu bảo vệ sự sống nói chung, bảo vệ động vật, môi trường... Không nói dối hàm chứa sự đoan chính, không lừa đảo, trong sạch trong mọi giao dịch dân sự. Không tà dâm hầu bảo vệ sự thủy chung, lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân – gia đình. Không uống rượu hiểu rộng không lạm dụng chất kích thích, tất nhiên ngày nay có thể nhắc đến ma túy và các chất gây nghiện có nguồn gốc ma túy đang hoành hành khắp nơi...

Ngày nay, nền luật pháp đã phát triển không ngừng cùng sự vận động xã hội, với từng quốc gia và với công pháp quốc tế. Ở các xã hội phát triển nhất ngày nay, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự vận hành mạch lạc hệ thống hành pháp...

Trong các xã hội hiện đại nhất, giới luật Phật giáo vẫn có vai trong căn bản như đã đề cập, tất nhiên không nhìn theo sự khô cứng máy móc. Nội dung bảo vệ sự sống, trọng sự sống, bảo vệ môi trường, cư xử hòa ái văn minh giữa người với người, chống mê tín đề cao tư duy lành mạnh sáng suốt - khoa học... thậm chí còn đi trước đón đầu và trùm khắp tương lai đời sống nhân loại. Đấy chính là một điểm thú vị nữa của quan hệ giới luật - pháp luật.

Vấn đề là không phải vai trò của giới luật trở nên cổ lỗ sĩ, hụt tầm đời sống hiện đại, mà ở chỗ nhận thức tương quan - tương hỗ - tương đồng... giữa hai phạm trù này phải linh hoạt, mềm dẻo, biện chứng, không máy móc. Chính vì vậy mà công tác nghiên cứu Phật học nói chung, giới luật nói riêng cần được chăm chú và coi trọng hơn để song hành đời và đạo với tinh thần nhập thế, người phật tử tốt đương nhiên là công dân tốt”.

Tin cùng chuyên mục

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

Đọc thêm

Hồi hướng và chuyển hóa công đức

Hồi hướng và chuyển hóa công đức
Thực hành hồi hướng không vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung. Kinh Kim Cang dạy: “Hồi hướng không chấp tướng mình, tướng người, tướng chúng sinh, ấy là chân thật hồi hướng

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống
(PLVN) - Trong cuộc sống, sự đúng - sai không chỉ là thước đo hành động mà còn là ánh sáng soi chiếu tâm hồn và đạo đức con người. Câu nói: “Khi ta đúng, người nào nói ta đúng thì người đó là bạn. Khi ta sai, người nào nói ta sai thì người đó là thầy. Nhưng khi ta sai mà người nào nói ta đúng thì người đó là kẻ thù” không chỉ khuyên răn chúng ta biết phân biệt thật giả, đúng sai, mà còn gợi mở về mối quan hệ giữa con người với nhau.

Sự mạnh mẽ trong im lặng

Sự mạnh mẽ trong im lặng
(PLVN) - Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và cả đau thương. Có những con người mang trên mình vẻ ngoài cứng cỏi, luôn nở nụ cười với thế gian, nhưng sâu bên trong là những vết thương chưa bao giờ lành. Họ không dễ dàng để lộ nỗi đau của mình. Nhưng đôi khi, chỉ một khoảnh khắc nhỏ, một câu nói vô tình, hay một ký ức lướt qua cũng đủ làm họ rơm rớm nước mắt. Không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã cố gắng mạnh mẽ quá lâu.

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước
(PLVN) - Hòa mình vào không khí trang nghiêm và linh thiêng của đại lễ Đức Phật thành đạo, những ngày này, Phật tử trên khắp cả nước cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công đức cao cả của Đức Phật. Đây không chỉ là dịp để mỗi người con Phật quay về với chánh pháp mà còn là dịp để khơi dậy niềm tin, khát vọng an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

'Vá' lại tâm hồn trong thế giới của thú cưng

Thú cưng đã giúp nhiều người sống lành mạnh hơn. (Nguồn: Linh Dương)
(PLVN) - Bằng dáng vẻ thân thiện, ngây ngô, đáng yêu, những chú cún cưng, mèo cưng hiện nay đang trở thành một người bạn thân thiết của mọi người. Nhờ chơi đùa, ngắm hình ảnh thú cưng nhiều người đã giải tỏa áp lực sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.

Những điều cần lưu ý trong Tháng củ mật

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng củ mật – tháng cuối cùng của năm âm lịch – là khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt. Đây là lúc mà ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, nhưng đồng thời cũng là thời điểm nhiều nguy cơ gia tăng như trộm cắp, lừa đảo, tai nạn giao thông và các vấn đề an ninh trật tự.

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm
(PLVN) - Tháng cuối năm, hay còn được gọi là "tháng củ mật," là thời điểm mọi người tất bật hoàn thành công việc và chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với nhiều quan niệm nên làm và kiêng kỵ để tránh điều không may, giữ gìn tài lộc và bình an.

Điều kì diệu của 'cơ chế tự chữa lành'

 Sống lành mạnh, khoa học chính là cách để nâng cao khả năng “tự chữa lành” của cơ thể. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Nói đến “cơ chế tự chữa lành” của cơ thể không phải là những luận điểm phản khoa học, trào lưu “thuận tự nhiên” cực đoan đang lan truyền như từ chối can thiệp y tế, thuốc men, vaccine để tự khỏi bệnh. Đây là nguyên lý kì diệu của cơ thể trong quá trình thích ứng với tự nhiên và những liệu pháp khoa học, tôn trọng tự nhiên, không lạm dụng thuốc để cơ thể có điều kiện phát huy hết vai trò “tự chữa lành” của mình.

Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Sự chia sẻ là là điều ý nghĩa trong hành trình cuộc sống
(PLVN) - Người ta thường an ủi nhau rằng: “Mọi việc rồi sẽ qua, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ ổn thôi.” Đó là những lời nói đầy hy vọng, mang theo niềm tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng giữa vòng xoay không ngừng của cuộc sống, khi nhìn xung quanh, ta tự hỏi: “Bao giờ thì con người mới thực sự ổn?”

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.