Góc nhìn đa chiều từ Vinashin

 Để kịp thời thông tin đa chiều về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là tại các địa phương cũng như quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, bắt đầu từ hôm nay – 15/11, Báo Pháp luật Việt Nam mở chuyên mục “Nhân vật - Sự kiện” trên các số báo ra ngày Thứ Hai hàng tuần. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, ngay phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Sau suy giảm, Chính phủ đang tập trung các giải pháp để tái cấu trúc nền kinh tế.

Đến kỳ họp thứ 8, đại biểu QH Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội một lần nữa tha thiết đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm có cơ chế và chính sách để đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế.  Vì sao đây là vấn đề cấp thiết? Ông Nguyễn Đức Kiên cho biết:

Bài toán không đi chệch mục tiêu

- Tái cấu trúc nền kinh tế có rất nhiều cấp độ nhưng ở tầm Quốc hội và Chính phủ thì đó là cơ chế, ở tầm của Đảng thì phải có định hướng.

ĐBQH Nguyễn Đức Kiên
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên

Tái cơ cấu nền kinh tế không phải là một vấn đề gì mới đối với nền kinh tế Việt Nam. Ví dụ năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI, chúng ta bắt đầu tái cơ cấu nền kinh tế để thoát ra khỏi nền kinh tế bao cấp. Năm 1997, bốn năm sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, chúng ta tái cơ cấu nền kinh tế và lấy xuất khẩu làm trọng tâm đột phá và phát triển đất nước. Kết quả của hai đợt tái cơ cấu nền kinh tế đều tạo ra những đột phá quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Đến nay, sau gần 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cộng thêm bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của WTO, đặc biệt là sau 2 cuộc khủng hoảng kinh tế, tình hình (bối cảnh) mới đang đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu mới về điểm nhấn trong tái cấu trúc nền kinh tế. Tôi cho rằng, đây chính là thời điểm chúng ta định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để thoát ra khỏi “cái bẫy” nước có thu nhập trung bình trong quá trình phát triển (kém phát triển).

Yêu cầu bức thiết hiện nay là phải có cơ chế và chính sách để phục vụ tốt hơn nữa cho việc ưu tiên phát triển thị trường nội địa, đồng thời chọn mặt hàng để phát triển tái cơ cấu và đảm bảo cân đối xuất nhập khẩu. Chúng ta phải  phấn đấu đến năm 2015 cân đối được cán cân thương mại là xuất khẩu và nhập khẩu.

Một vấn đề nữa theo tôi cần lưu ý khi tái cấu trúc nền kinh tế là phải đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Chúng ta phải chấp nhận có địa phương, có lĩnh vực đi trước, có địa phương, có lĩnh vực đi sau.

- Nếu chấp nhận đầu tư có trọng điểm thì vấn đề là làm thế nào để những địa chỉ được đầu tư không đi chệch mục tiêu khi câu chuyện về hiệu quả không như mong đợi của một số tập đoàn, TC ty nhà nước được ưu ái quá nhiều trong thời gian qua là ví dụ?

- Đối với các Tập đoàn và TCty, chúng ta phải khẳng định rằng, quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội là nhất quán. Không có nước nào trên thế giới phát triển trở thành nước công nghiệp nhờ các DN vừa và nhỏ. Người ta chỉ phát triển DN vừa và nhỏ trên cơ sở đã có những DN then chốt làm xương sống.

- Có nghĩa là về mặt lý thuyết, việc tập trung nhiều cơ chế ưu đãi để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phát triển là đúng?

- Về mặt lý thuyết thì hoàn toàn chính xác. Việc thành lập các Tập đoàn, TCty nhà nước là nhằm tạo ra những “cú hích” ban đầu, kéo theo sự chuyển động của các DN khác và của cả nền kinh tế.
Loay hoay, vấp váp vì lơi lỏng giám sát

- Lý do gì mà một chủ trương đúng cứ loay hoay và vấp váp khi áp dụng vào thực tế, thưa ông?

- Vẫn loay hoay bởi chúng ta đang trong quá trình định hình. Chúng ta vừa muốn có các DN lớn có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế đồng thời với phát triển các loại hình DN khác để thực hiện CNH rút ngắn. Chính phủ muốn tạo sự bình đẳng cho các loại hình DN, không phân biệt DN sở hữu nhà nước hay tư nhân, nhưng chúng ta  không hình dung ra được quá trình hình thành và phát triển 1 DN lớn đến mức đủ sức để tạo động lực lôi cuốn các DN khác mất bao nhiêu năm. Mặt khác, với DNNN chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm trong xây dựng cơ chế quản lý của một DN đại chúng.

Một DN đại chúng là một Cty CP có rất nhiều cổ đông tham gia và  quyết định trên thị trường. Như vậy, đối với DNNN thì người điều hành DNNN cũng không phải là chủ. Cả hai loại hình DN: NN và CP đều có Ban giám đốc điều hành và HĐQT, nhưng DN cổ phần thì có đại hội cổ đông, trong khi DNNN thì không. Không có đại hội cổ đông thì anh không công khai, minh bạch tất cả các hoạt động của DN nên không có cơ chế để kiểm tra, giám sát hiệu quả các hoạt động kinh doanh.

Nói cách khác, tại các tập đoàn, TCty nhà nước, công tác giám sát của chúng ta hơi bị lơi lỏng.

- Không có giám sát của cổ đông nhưng các tập đoàn, TCty nhà nước chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội, tại sao những vấn đề mà Vinashin gặp phải trong thời gian dài không được Quốc hội “phanh” lại?

- Quốc hội đã và vẫn đang thực hiện quyền giám sát đối với việc sử dụng vốn của các tập đoàn, TCty nhà nước. Tại kết quả giám sát tháng 9/2009, Quốc hội đã chỉ ra rằng nợ của Vinashin chiếm gần 90% tổng số nợ của các DNNN Để “phanh” lại, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ khẩn trương tiến hành xử lý nợ của Vinashin và trên thực tế thì Chính phủ đã rất kiên quyết trong việc xử lý khoản nợ này. Có điều, cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội nước ta cũng như quốc hội của nhiều nước khác là không tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành mà là xây dựng pháp luật và giám sát việc thực thi nên từ chính sách đến cuộc sống cần 1 khoảng thời gian nhất định để chuyển tải.

Phá sản, không phá sản: ranh giới mong manh

- Bên hành lang Quốc hội, ông có nói rằng nói Vinashin chưa phá sản cũng đúng mà nói Vinashin phá sản cũng không sai, đó có phải là mâu thuẫn?

- Hoàn toàn không. Nói Vinashin chưa phá sản là căn cứ báo cáo tài chính của Tập đoàn được thực hiện để báo cáo với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vì tài sản trên sổ sách của Vinashin khi cân đối vẫn còn và Chính phủ không đem tất cả tài sản của Vinashin ra bán mà tái cơ cấu lại Vinashin.

Còn nói Vinashin phá sản cũng không sai vì nhìn vào khoản lỗ năm sau cao hơn năm trước của Vinashin, đối chiếu với các mục tiêu ban đầu thành lập Tập đoàn và cách thức Chính phủ xử lý đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Việc Chính phủ chia Vinashin làm 3, chuyển cho Vinalines toàn bộ đội tàu, chuyển cho Tập đoàn Dầu khí các dự án Vinashin đang làm dang dở, đi đàm phán lại nợ, tái cơ cấu nợ, không cho Vinashin lập thêm các công ty con, không cho kinh doanh chứng khoán… là những động tác thực hiện đối với một doanh nghiệp phá sản.

Với những động thái này, Chính phủ đã tạo ra một Vinashin hoàn toàn mới.

- Quan sát các động thái kiên quyết của Chính phủ, theo ông, có còn cơ hội cho ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam gượng dậy không?

- Muốn gượng dậy ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam thì Vinashin phải trở thành mũi nhọn về cơ khí theo hướng không phải hình thành lợi nhuận từ bản thân việc đóng tàu, mà phải tạo ra lợi nhuận từ công nghiệp phụ trợ. Cái sai của Vinashin là nhầm lẫn về định hướng.

- Xin cảm ơn ông!

Góc nhìn đa chiều từ Vinashin ảnh 2
 

- Tại phiên Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội ngày 1/11, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) gây chấn động dư luận khi phân tích những sai phạm của Vinashin: “Tập đoàn Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỷ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt, một thế kỷ mới trả nổi. Đối với đồng bào nhiều nơi nhất là nông thôn. miền núi thì trả món nợ khổng lồ này có nghĩa là chậm làm đường, làm cầu, xây trường, xây bệnh viện v.v..”.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên Chính phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin và bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ liên quan. Tuy nhiên, ngày 11/11, Ủy ban thường vụ QH đã bác đề nghị của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết do “vấn đề của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin đang được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước xem xét, trong đó có việc cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra”.

Góc nhìn đa chiều từ Vinashin ảnh 3
 
- Trao đổi với báo chí chiều 12/11 về việc tại sao có tới 11 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vẫn không phát hiện được các sai phạm của Vinashin? Có sự bao che nào không? Sai phạm như vậy trách nhiệm thuộc về ai?...  , Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết:
Qua mỗi cuộc thanh tra, kiểm toán của các cơ quan khác nhau (chưa phải thanh tra toàn diện) đều phát hiện những nội dung sai phạm cụ thể của Vinashin. Tuy nhiên, theo ông Truyền, do chưa có một cuộc thanh tra toàn diện nên không phát hiện đầy đủ, kịp thời những sai phạm của Vinashin. Mặt khác, qua các cuộc thanh tra, mặc dù Thủ tướng đã có chỉ đạo, nhưng chưa có chế tài cần thiết để bắt buộc Vianshin chấp hành, do vậy, Vinashin chấp hành không đúng.
Hồng Thúy (thực hiện)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.