“Gỡ rào” các bài hát sáng tác trước 1975: Nghệ sĩ vui, khán giả ủng hộ

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Nghị định 144/2020/NĐ-CP về nghệ thuật biểu diễn vừa được phê duyệt đã bỏ việc cấp phép phổ biến bài hát sáng tác ở miền Nam trước 1975. Điều này khiến nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn, các nghệ sĩ thở phào, dư luận đồng tình.

Quy định mới

Theo quy định trước đây, việc cấp phép biểu diễn nghệ thuật được tách thành hai nhóm với tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc của người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài và tác phẩm sau năm 1975.

Với tác phẩm sáng tác sau năm 1975 sẽ không cần phải cấp phép phổ biến mà chỉ cần cấp phép biểu diễn theo từng chương trình cụ thể. Tuy nhiên, với tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam ở hải ngoại thì phải được cấp phép phổ biến, sau đó mới được đưa vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật. 

“So với Nghị định 79/2012 cũng về nghệ thuật biểu diễn, đã không còn việc cấp phép phổ biến bài hát miền Nam trước 1975 nữa” - ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ VH-TT-DL cho biết.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn, quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm việc phổ biến các bài hát, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc và sân khấu không vi phạm vào Điều 3 của Nghị định 144 và phải thực thi đúng quyền tác giả và quyền liên quan.

Cũng theo Nghị định 144, có một số điều cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn: cấm chống phá Nhà nước; cấm xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; cấm kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; cấm sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Để có thể tổ chức biểu diễn, các đơn vị, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý, trường hợp không cấp phép cơ quan quản lý phải nêu rõ lý do.

Các ca khúc đều có đời sống riêng

Hồi tháng 3/2017, việc cấp phép phổ biến cho các ca khúc miền Nam trước 1975 đã gây tranh cãi lớn. Khi đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đột ngột yêu cầu dừng lưu hành 5 ca khúc gồm “Cánh thiệp đầu xuân - tác giả Lê Dinh, Minh Kỳ”; “Rừng xưa - tác giả Lam Phương”; “Chuyện buồn ngày xuân -  tác giả Lam Phương”; “Con đường xưa em đi - tác giả Châu Kỳ, Hồ Đình Phương”; “Đừng gọi anh bằng chú - ghi tên tác giả là Diên An” với lý do 5 ca khúc đều đã điều chỉnh lời bài hát so với bản gốc, nghĩa là vi phạm vấn đề bản quyền nên bị cấm lưu hành vĩnh viễn.

Sau hàng loạt những ca khúc bất hủ đã bị Cục Nghệ thuật biểu diễn cấm sử dụng, nhiều khán giả lo lắng bản tình ca “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng mang số phận như vậy. Thời điểm sáng tác ca khúc “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu vẫn chưa xác định rõ ràng (năm 1917, 1918 hay 1919), hiện đang lưu hành trên thị trường với nhiều dị bản khác nhau và khán giả vẫn không biết đâu là câu từ thật sự trong bản gốc.

Sau việc 5 ca khúc bị cấm và “Dạ cổ hoài lang” vào “vòng nguy hiểm”, dư luận lại bức xúc vì rất nhiều ca khúc của Văn Cao, Trịnh Công Sơn chưa được cấp phép. Dư luận đặc biệt quan tâm khi 3 ca khúc “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”, “Ca dao mẹ” và “Đêm thấy ta là thác đổ” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn không có trong “danh mục các bài hát trước 1975 được phép phổ biến" do Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép…

Sau gần 2 tháng ban hành “lệnh cấm”, ngày 14/4/2017, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định thu hồi việc cấm biểu diễn 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 với lý do không đủ cơ sở tạm thời dừng phổ biến. Có thể coi đây là việc sửa sai cho quyết định trước đó. 

Nhạc sĩ Trần Tiến từng chia sẻ, việc cấm đoán bất cứ một bài hát nào cũng là điều đáng tiếc. Chưa nói đến việc bài hát đó đã có đời sống gắn bó với người nghe thì việc cấm đoán càng tạo nên những bức xúc.

“Khi công chúng đến với những ca khúc như thế, họ đến không phải vì ý thức chính trị mà là ý thức vì nghệ thuật, vì sự đồng điệu và yêu thích. Bài hát đó còn là kỷ niệm, là hình ảnh gắn liền với người thân của họ. Những ca khúc hay, đi vào tâm thức nhân dân giống như là lời ru vậy. Làm sao có thể dám mang đi để phê bình được. Chúng đã có một đời sống riêng và phải hay thì mới sống lâu được đến vậy” - nhạc sĩ Trần Tiến nhấn mạnh.

Vì thế, Nghị định 144/2020/NĐ-CP bỏ quy định cấp phép phổ biến bài hát sáng tác ở miền Nam trước 1975 đã khiến nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn, các nghệ sĩ thở phào, dư luận đồng tình.

Tin cùng chuyên mục

Festival Ninh Bình - Tràng An năm 2023 (ảnh BTC).

Festival Ninh Bình - Tràng An hội tụ các sắc màu di sản

(PLVN) - Tiếp nối thành công của lần đầu tiên, tỉnh Ninh Bình tổ chức Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II năm 2023 với chủ đề “Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa” diễn ra từ ngày 26 - 31/12/2023 tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Đọc thêm

Đen Vâu tiếp tục được đề cử vinh danh tại Giải Mai Vàng năm 2023

Đen Vâu được trao Giải thưởng “Nghệ sĩ vì cộng đồng năm 2023”
(PLVN) - Vòng đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 29 diễn ra từ ngày 15/9 đến hết ngày 25/11/2023 với 15 hạng mục. Sau khi bạn đọc tham gia đề cử, chiều 5/12, Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng 29 - năm 2023 đã họp góp ý về những ứng viên tranh giải cho các hạng mục ở vòng bầu chọn.

58 tiết mục độc đáo tại “Thắp sáng những Ngôi sao buổi sớm 2023”

Một tiết mục tại vòng chung kết (ảnh P.V)
(PLVN) - 58 tiết mục do hơn 200 học sinh đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hòa Bình, Lào Cai, Ninh Bình, Đắk Lắk, Khánh Hòa... biểu diễn rất thành công tại vòng chung kết tại vòng Chung kết cuộc thi toàn quốc “Thắp sáng những Ngôi sao buổi sớm 2023” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Phát hiện nhiều tài năng hát nhạc thính phòng

Từ trái qua phải: NSND Quốc Hưng, Quán quân Trần Quốc Đạt, NSND Quang Thọ, Quán quân Nguyễn Hà My, Quán quân Trần Quang Cảnh và nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - “Phải nói rằng, tính chuyên nghiệp của Cuộc thi “Hát thính phòng - nhạc kịch - hợp xướng toàn quốc 2023” đã được yêu cầu cao hơn so với những cuộc thi trước, chất lượng hát cổ điển cũng được nâng cao hơn và đặc biệt, đã có những gương mặt, giọng ca tài năng mới”, Giáo sư, Tiến sĩ, NSND Ngô Văn Thành khẳng định.

“Lắng” cùng đàn nhị réo rắt trong khu rừng già Tây Bắc

“Lắng” cùng đàn nhị réo rắt trong khu rừng già Tây Bắc (ảnh NVCC).
(PLVN) - “Lắng” để cảm nhận cuộc sống quanh ta với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và để “đọng” lại những điều đẹp đẽ nhất luôn tiềm ẩn trong sâu thẳm mỗi con người. Sáu tác phẩm trong album “Lắng” của NSUT Dương Thùy Anh là một câu chuyện với nội dung xuyên suốt và gắn kết chặt chẽ.

Thành Được - 'ông vua không ngai' của nghệ thuật cải lương

Thành Được và Thanh Nga diễn cùng nhau vở “Đoạn tuyệt”. (Nguồn ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Thành Được từng là kép nam sáng nhất trong làng cải lương, được mệnh danh là nghệ sĩ “có cả thanh lẫn sắc”. Thế hệ sau tôn vinh ông không chỉ bởi tài hoa, cốt cách, mà bởi ông là một chứng nhân của một thời huy hoàng của nghệ thuật cải lương.

Đàm Vĩnh Hưng tái hiện Sài Gòn xưa

Đàm Vĩnh Hưng tái hiện Sài Gòn xưa
(PLVN) - Để khép lại dự án “Dạ khúc cho tình nhân”, nam ca sĩ đã cùng ê-kíp hoạt động hết công suất trong 48 giờ đồng hồ qua 16 địa điểm để có thể tái hiện lại từng ngóc ngách Sài Gòn xưa.

Khán giả nhiều tỉnh thành 'đã khát' với chuỗi sự kiện âm nhạc quy tụ dàn line-up hàng đầu

Hệ thống sân khấu, âm thanh và hiệu ứng với quy mô hoành tráng tại Cà Mau
(PLVN) - Hơn cả một chuỗi sự kiện âm nhạc, Sound Freedom by VinaPhone đã mang đến cho khán giả nhiều địa phương dọc 3 miền Tổ quốc những dấu ấn chưa từng có, những bữa tiệc thăng hoa, bùng cháy cảm xúc, với các tiết mục bùng nổ của dàn line-up hàng đầu như Tóc Tiên, Bích Phương, Mono, Rapper Phúc Du, Vũ Thảo My, Hồ Phi Nal, DJ Mie…