Gỡ "điểm nghẽn" hàng tồn kho và “nợ xấu”

Trong phiên họp thường kỳ tháng 7/2012 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ nhận định, cũng như tháng 5-6, nền kinh tế trong tháng 7 đã có những chuyển biến tích cực, đúng định hướng, mục tiêu đề ra nhưng vẫn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn…

Trong phiên họp thường kỳ tháng 7/2012 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ nhận định, cũng như tháng 5-6, nền kinh tế trong tháng 7 đã có những chuyển biến tích cực, đúng định hướng, mục tiêu đề ra nhưng vẫn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ. Ảnh: TTXVN

Lạm phát “lõi” trong 2 tháng vẫn dương

Chiều qua, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết, mặc dù GDP hiện thấp hơn so với các năm trước và kế hoạch, song không có nghĩa là nước ta đã rơi vào suy giảm kinh tế. CPI tháng 6 và 7 âm, song nếu loại hai nhóm mặt hàng năng lượng và lương thực (phụ thuộc vào yếu tố mùa màng) thì lạm phát “lõi” trong 2 tháng vẫn dương.

Tuy nhiên, tình trạng CPI giảm liên tục (dự kiến tháng 8 vẫn âm nếu tính cả năng lượng và lương thực) thì cần có biện pháp điều tích cực để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát (7%), duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, ổn định được kinh tế lâu dài, tạo điều kiện cho DN hoạt động, nền kinh tế phát triển.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, Dự án Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh từ 4 lên 9 triệu đồng/người/tháng, người phụ thuộc từ 1,6 lên 3,6 triệu đồng/người/tháng.

Nếu thực hiện từ 1/7/2013 (Luật có hiệu lực sau khi được QH thông qua vào tháng 11/2012 theo kế hoạch), thì 70% số người đang nộp thuế TNCN (bậc 1) sẽ không phải nộp thuế TNCN, tương đương 2,6 triệu người trong tổng số 3,8 triệu người nộp thuế.

Tương tự, người ở bậc trên chuyển sang nộp thuế ở bậc thấp hơn.

DN và nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do đa số là DN nhỏ, năng lực cạnh tranh chưa cao, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng mà thời gian qua tăng trưởng tín dụng thấp nên DN rất khó khăn.

Nếu “soi” từ chỉ số xuất khẩu, dù đang tăng ở tốc độ ấn tượng (“niềm mơ ước” của nhiều nền kinh tế) nhưng chủ yếu đây là tốc độ xuất khẩu của các DN đầu tư nước ngoài, còn DN 100% vốn Việt Nam thì tốc độ xuất khẩu lại giảm. Từ thực tế đó, Chính phủ đề ra những giải pháp tương đối đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và đã dần phát huy tác dụng.

Bộ trưởng Đam khẳng định, không hài lòng với kết quả đã đạt, nhưng nhìn khách quan và trên bình diện chung thì nền kinh tế VN vẫn tốt dù còn nhiều khó khăn như đánh giá của nhiều thiết chế kinh tế thế giới, nhất là đối với hiệu quả của các giải pháp điều hành nền kinh tế.

Một số nhà đầu tư cho rằng, nếu tiếp tục có những giải pháp quyết liệt theo chủ trương thời gian qua thì trong 2-3 năm tới có thể có 1 làn sóng đầu tư mới vào VN. Do đó, “phải quyết tâm tái cơ cấu vì nếu không tái cơ cấu thành công thì những “căn bệnh cũ” của nền kinh tế hoàn toàn có khả năng tái phát” – Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Xử lý hai “điểm nghẽn”

Phân tích tình hình KT - XH 7 tháng đầu năm, Chính phủ đề ra nhiệm vụ  trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành các tháng cuối năm 2012 là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; từng bước thực hiện có kết quả tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn nữa để cùng DN và hệ thống ngân hàng xử lý hai điểm nghẽn là “hàng tồn kho” và “nợ xấu”. Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, một trong những điều quan trọng những khó khăn của DN về tiếp cận vốn và nợ ngân hàng nếu không được tháo gỡ thì sẽ thành khó khăn của ngân hàng. Do vậy, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ cùng DN tiến hành giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Các Bộ, ngành, địa phương cũng cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ NSNN và từ tín dụng nhà nước theo đúng kế hoạch, nhất là trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng và vốn đối ứng cho các dự án ODA; khẩn trương rà soát, cơ cấu lại lại DNNN, nhất là các Tập đoàn, TCty để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề chính của DN; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tham ô, lãng phí, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…

Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là đối với các vụ tồn đọng, kéo dài; hạn chế tối đa các vụ khiếu kiện mới... tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh quốc phòng, đẩy mạnh đấu tranh đối ngoại để bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia.

Ngoài các vấn đề kinh tế - xã hội, Chính phủ cũng đã cho ý kiến đối với Nghị định phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN, đề án đổi mới cơ bản hệ thống giáo dục, phát triển khoa học công nghệ phục vụ công cuộc CNH-HĐH đất nước…

Đối với sự việc về số cán bộ “vượt mức qui định” ở xã Quảng Vinh (Quảng Xương – Thanh Hóa), Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, dù không đến 500 cán bộ như thông tin ban đầu, nhưng theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng là “rất nhiều” so với qui định hiện hành. Hiện Bộ Nội vụ đang kiểm tra và nếu có sai phạm sẽ phải xử lý theo qui định.

Bộ trưởng cũng cho biết, khi Chính phủ bàn về đề án cải cách tiền lương, một vấn đề “nổi lên” là số người hưởng lương ở cấp cơ sở tăng nhanh trong những năm gần đây, trong khi nhiều tổ chức vẫn đang đề nghị tăng cường định biên cho cán bộ ở cơ sở. Quan điểm của Chính phủ là, dù bộ máy phải tinh gọn nhưng có những vị trí cần thiết thì vẫn phải tăng nhưng phải đảm bảo hiệu quả.

H.Giang

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.