Giới hạn nào cho SBS khi Sacombank thoái toàn bộ vốn?

Giới hạn nào cho SBS khi Sacombank thoái toàn bộ vốn?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù kết quả kinh doanh không có nhiều nổi bật nhưng giá cổ phiếu SBS của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (UPCOM: SBS) vẫn bứt phá khi cơn “mưa tiền” ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán đã khiến VN-Index liên tục phá đỉnh lịch sử (tăng gần 34% so với đầu năm 2021).

Triển vọng của cổ phiếu ngành chứng khoán được dự báo tiếp tục tạo sóng trên thị trường bất chấp đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng duy trì ở mức thấp, làn sóng đầu tư chứng khoán ồ ạt từ các F0 khi có hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán mở mới trong 10 tháng đầu năm 2021, cao hơn tổng số tài khoản được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017-2020 cộng lại. Đây cũng chính là yếu tố đã giúp thị trường chứng khoán liên tục phá kỷ lục mới.

Theo báo cáo chiến lược của Chứng khoán Mirae Asset, trong năm 2021, hoạt động kinh doanh của các CTCK khá thuận lợi và sẽ hoàn thành các mốc chỉ tiêu về tăng trưởng và lợi nhuận. Các CTCK xây dựng kịch bản tăng trưởng dựa trên mốc thanh khoản bình quân của thị trường là 15 ngàn tỷ đồng/ngày. Tuy nhiên, thanh khoản trong năm 2021 đã vượt xa mốc này khi bình quân trong quý 3/2021 là 21,565 tỷ đồng/phiên, tăng 44% so với dự kiến.

Tới tháng 11/2021, thanh khoản tiếp tục bứt phá và tạo nền mới cao kỷ lục. Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 11, giá trị giao dịch bình quân trên 2 sàn niêm yết đã đạt trên 37 ngàn tỷ đồng/phiên, cao hơn 60% so với bình quân 10 tháng đầu năm 2021 và gấp 2.5 lần con số thanh khoản dự kiến của CTCK.

Ngành chứng khoán đang hưởng lợi lớn từ quy mô tăng trưởng của thị trường và cổ phiếu SBS cũng không nằm ngoài xu hướng này mặc dù kết quả kinh doanh không có nhiều dấu ấn như các CTCK nằm trong top đầu.

Mảng môi giới là “nồi cơm chính” của SBS

Trong quý 3/2021 và 9 tháng đầu năm 2021, môi giới là mảng đóng góp chính cho kết quả kinh doanh của SBS. Trong đó, doanh thu môi giới quý 3/2021 và 9 tháng đầu năm 2021 lần lượt ghi nhận gần 53 tỷ đồng và 89 tỷ đồng, gấp 2.7 lần và 2.9 lần cùng kỳ năm 2020.

Sau 9 tháng kinh doanh, doanh thu hoạt động của Công ty đã đạt gần hơn 153 tỷ đồng, gấp 2.65 lần cùng kỳ, nhờ mảng môi giới tăng trưởng mạnh giúp SBS chuyển từ lỗ gần 4 tỷ đồng sang có lãi ròng hơn 5 tỷ đồng.

Năm 2021, SBS đặt mục tiêu doanh thu thuần vào khoảng 100-120 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khoảng 6-8 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận này gấp hơn 5-7 lần so với thực hiện năm 2020.

Như vậy, so với kế hoạch năm 2021, SBS đã thực hiện được 97% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm sau 9 tháng.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của SBS vẫn là công tác tái cấu trúc hoạt động do tình trạng lỗ lũy kế tồn đọng từ năm 2012 trở về trước. Tới cuối quý 3, Chứng khoán SBS vẫn còn gánh khoản lỗ lũy kế hơn 1,300 tỷ đồng do từng có khoản lỗ “rúng động” hồi năm 2011. Đã gần 10 năm trôi qua nhưng SBS vẫn chưa có giải pháp quyết liệt để xóa bỏ khoản lỗ này. Mặc dù đến năm 2021, kết quả kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng cùng đà tăng của thị trường, song, với mức lãi 9 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt hơn 5 tỷ đồng, việc xóa lỗ lũy kế vẫn còn là một câu chuyện dài hơi.

Giải đáp thắc mắc về việc Công ty còn lỗ lũy kế và chỉ tập trung vào môi giới thì làm sao cải thiện hoạt động kinh doanh? Ông Phan Quốc Huỳnh - Chủ tịch HĐQT SBS từng chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 rằng: “Với công ty chứng khoán ngoài đồng vốn thì còn các giá trị về thương hiệu, hệ thống, công nghệ thông tin. Những năm qua, Công ty vượt qua được nợ nần, kiện tụng thì không có lý do gì mà không tốt hơn. Công ty có nguồn khách hàng cả nội và ngoại, được khách hàng Nhật Bản và Đài Loan quan tâm”.

Cũng tại Đại hội, ông Dương Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc SBS - chia sẻ hoạt động môi giới của Công ty cũng có lượng lớn từ khách hàng nước ngoài. Những đối tượng này quan tâm việc mở tài khoản đầu tư gián tiếp có thuận lợi hay không chứ không quan tâm tới chuyện lãi, lỗ của Công ty.

Hồi cuối tháng 07/2021, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) cũng đã có thông báo về việc muốn thoái toàn bộ vốn khỏi SBS nhằm thực hiện chiến lược cơ cấu lại các khoản đầu tư không hiệu quả và gia tăng nguồn thu. Thực tế, nhiều năm qua, khi tập trung tái cơ cấu sau sáp nhập, Sacombank rất hạn chế tài trợ cho lĩnh vực chứng khoán, điều này cũng cho thấy bức tranh lớn về sự hợp tác không hiệu quả giữa Sacombank và SBS.

Đại diện Sacombank cho biết ngân hàng đã không còn là công ty mẹ của SBS từ năm 2011 sau các đợt thoái vốn trước đó.

Mặt khác, dự định của Sacombank về việc thoái toàn bộ vốn tại SBS cũng được kỳ vọng mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư khi góp phần mở rộng quy mô và gia tăng thanh khoản của cổ phiếu SBS trên thị trường.

Kiểm định lại mốc hỗ trợ 20,700 đồng/cp

Sau 6 tháng tích lũy trong biên độ 12,000-15,000 đồng/cp, vào đầu tháng 11/2021, cổ phiếu SBS có sự bùng nổ về thanh khoản, giá cổ phiếu vượt mốc 17,400 đồng/cp và chạm đỉnh 21,400 đồng/cp vào phiên 19/11/2021.

Diễn biến giá của ngày 24/11 và 25/11 cho thấy sự lưỡng lự trong giao dịch của nhà đầu tư, thể hiện ở cây nến rút chân và thanh khoản có sự sụt giảm so với bình quân 15 phiên trước đó. Những nhà đầu tư đã mua ở vùng giá tốt hiện đã chốt một phần lợi nhuận theo biến động của thị trường và một số nhà đầu tư khác cũng đã giải ngân khi diễn biến giá giảm dưới mức hỗ trợ 20,700 đồng/cp, đồng thời không thể phủ nhận rằng cầu tại cổ phiếu SBS đã có sự suy giảm so với 2 tuần trước đó.

Đến phiên cuối tuần 26/11/2021, trước thông tin xấu về biến chủng Covid-19, thị trường chứng khoán giảm điểm khiến giá các cổ phiếu ngành chứng khoán đồng loạt giảm. Do đó, cổ phiếu SBS đã có lúc chạm ngưỡng 20,000 đồng/cp và đóng cửa phiên tại mức giá 20,300 đồng/cp - tiệm cận mức giá đóng cửa của phiên 23/11/2021.

Tùy thuộc vào diễn biến giá thị trường và nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán, cổ phiếu SBS có thể sẽ kiểm định lại mốc hỗ trợ 20,700 đồng/cp và vùng 19,000-19,300 đồng/cp trước khi tăng trở lại theo sóng ngành chứng khoán. Thêm vào đó, yếu tố về tình hình tài chính doanh nghiệp, chiến lược và mô hình kinh doanh tương lai của SBS cũng có vai trò rất lớn quyết định giá trị của cổ phiếu SBS về lâu dài.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Đọc thêm

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.
(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Thị trường chứng khoán Việt Nam như người mặc áo chật

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương
(PLVN) - Theo Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện đã đạt được độ lớn, như người mặc áo chật, cần bước lên bước tiến mới, và trải nghiệm của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài là một trong những yếu tố nâng hạng TTCK

Vẫn chưa có lộ trình đưa hệ thống KRX vào vận hành

Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán tại HoSE. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)
(PLVN) - Bộ Tài chính cho biết, nhà thầu KRX đang rà soát, kiểm thử thêm để đánh giá về việc vận hành của hệ thống. Căn cứ kết quả kiểm thử, rà soát, Chủ đầu tư sẽ báo cáo Bộ Tài chính lộ trình triển khai tiếp theo.

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?
(PLVN) - Mức vốn hóa hiện tại cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được cho rằng chưa phản ánh đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp. Điều này là do với chỉ tổng vốn hóa của hai tài sản là Masan Consumer và ngân hàng Techcombank đã vượt qua giá trị của MSN.

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần BCG Energy với tên mã là BGE. BCG Energy là một trong các công ty thành viên trụ cột của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), phụ trách mảng năng lượng tái tạo.

Thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, ổn định dù nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm việc với HOSE chiều 13/6.
(PLVN) - 6 tháng đầu năm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) liên tục bán ròng, với giá trị bán ròng lũy kế trên 38 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên theo lãnh đạo Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), TTCK Việt Nam vẫn hoạt động ổn định, an toàn, minh bạch, thanh khoản cao, tiếp tục khẳng định là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế…

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật: