Giật mình gương mặt nữ cầu thủ trong phòng ngủ

Bác sĩ Thủy (người thứ tư từ phải sang hàng đầu) cùng các nữ cầu thủ.
Bác sĩ Thủy (người thứ tư từ phải sang hàng đầu) cùng các nữ cầu thủ.
(PLO) - Nếu có việc vào thăm phòng các nữ tuyển thủ buổi tối, ai yếu bóng vía hẳn sẽ giật mình bởi những gương mặt “dưa chuột lát”, gương mặt “khoai tây trộn sữa chua”, gương mặt “lô hội với sữa tươi” ngẩng lên nhìn khách...

Hàng xóm nhà tôi là huấn luyện viên bóng đá nữ. Chuyện bóng bánh của anh kể tôi không ấn tượng mấy, chỉ nhớ mãi câu cảm thán của anh, rằng: “Ngày mới vào đội bóng, em nào cũng ra dáng đàn bà con gái lắm, nhưng chỉ một thời gian lăn lộn tập luyện, lúc nằm ngủ mà che mặt thì nhìn người đố đoán đàn ông hay đàn bà, cũng đen đúa, cũng gân guốc cả”. Nhớ, để rồi đến một ngày có cơ duyên gặp chị Nguyễn Thị Thủy – nữ bác sĩ đã theo đội tuyển bóng đá nữ quốc gia từ năm 2000 đến nay, tôi đã “tặng” chị cơ man câu hỏi…

Bác sĩ, ơi tại sao tóc em lại xù?

Trò chuyện với bác sĩ Thủy, tôi mới biết rằng, chị đã quá quen với việc bị hỏi những câu hỏi ngoài chuyên môn ngành y như vậy. Là bác sĩ nữ đi theo đội tuyển, nghiệp chính của chị là chăm sóc sức khỏe cho các nữ cầu thủ.

Nhưng bên cạnh đó, chị còn rất nhiều lần trở thành chuyên gia tư vấn sắc đẹp bất đắc dĩ, thậm chí trong một vài trường hợp còn trở thành… “nơi thử tay nghề” cho những nữ cầu thủ mới học được ngón nghề cắt tóc hay trang điểm. 

“Đừng tưởng con gái theo nghiệp bóng đá thì nam tính nhé. Tuy rằng bóng đá là môn thể thao đối kháng nên những người chơi môn ấy, bất kể nam nữ đều có cá tính mạnh, nhưng trong đội bóng đá nữ Việt Nam vẫn có rất nhiều cô gái rất nữ tính, thùy mị mà ra sân vẫn chơi hay như thường” – bác sĩ Thủy mở đầu câu chuyện về những cô gái của mình như vậy.

Những cô gái mạnh mẽ thì có Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Muôn, thùy mị, nữ tính thì có Trương Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Kiều…

“Nhưng dù mạnh mẽ hay hiền  lành, dù cá tính hay thùy mị thì cô cầu thủ nào cũng khoái làm đẹp và chịu khó làm đẹp hết” – bác sĩ Thủy cho biết. Bằng chứng là hành trang không thể thiếu với các nữ cầu thủ và cũng là món đồ làm “hao ví” các cô nhất, đó là kem chống nắng. Dù ở câu lạc bộ hay lên tuyển, với lịch tập luyện hàng ngày, bất kể thời tiết nắng mưa thế nào, nên tất cả các nữ cầu thủ không ai bảo ai đều trét kem chống nắng kín người.

Ngày bôi kem, tối về rảnh rỗi là chế ra đủ các sản phẩm đắp mặt dưỡng da học từ những diễn đàn trên mạng như: dưa chuột, khoai tây, lô hội… Nếu có việc vào thăm phòng các nữ tuyển thủ buổi tối, ai yếu bóng vía hẳn sẽ giật mình bởi những gương mặt “dưa chuột lát”, gương mặt “khoai tây trộn sữa chua”, gương mặt “lô hội với sữa tươi” ngẩng lên nhìn khách.

Xem đội tuyển nữ thi đấu, nhiều người thấy và cũng nghĩ rằng con gái theo nghiệp bóng đá hầu hết đều cắt tóc tém như con trai và cũng chỉ có kiểu tóc đó là hợp nhất với môn thể thao mạnh mẽ này. Trò chuyện cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thủy mới biết, câu chuyện tóc tai của các nữ cầu thủ cũng không đơn giản hai từ “tóc tém” mà sau đó là rất nhiều chuyện bi hài khác. 

Rất nhiều nữ cầu thủ đến với tóc tém là do huấn luyện viên. Nhận học trò từ thuở mười mấy, thấy tóc tai lượt thượt quá, thầy dẫn ra tiệm cắt tóc ngắn để tiện học đánh đầu và tắm gội.

Cắt xong có cô hơi chạnh buồn vì chia tay bộ tóc bấy lâu nay, nhưng cũng có cô nhìn gương thấy tóc ngắn hợp với mình quá và từ đó nói lời tạm biệt với tóc dài luôn như Nguyễn Thị Khánh Thu của đội Hà Nam. Giờ đã qua thời cầu thủ và chuyển sang làm huấn luyện viên của đội bóng nữ tỉnh Hà Nam, nhưng Khánh Thu vẫn trung thành với mái tóc ngắn “được cắt” thuở nào. 

Nói đến chuyện tóc tai của nữ cầu thủ, bác sĩ Thủy nhớ mãi hai kỷ niệm. Đó là có một lần nữ cầu thủ Nguyễn Thị Kiều được đồng đội làm cho một bộ tóc tết quấn quanh đầu rất đẹp, nữ tính. Nhưng ra sân được một lúc, sau vài pha bóng đánh đầu, từ xa bác sĩ thấy Kiều cứ thò tay lên đầu làm gì đó. Khi Kiều chạy lại gần khu vực đội bóng mới biết, cô gỡ mái tóc tết ra vì “tết như thế đánh đầu đau quá”.

Lần khác, một nữ cầu thủ đã đến gần giờ đi ngủ rồi mà vẫn tìm bác sĩ để hỏi, tưởng chuyện đau bụng đau bão gì hóa ra là “Bác sĩ ơi sao tóc em mọc ra lại xù, rõ ràng là em đã ép thẳng rồi cơ mà”. Nín cười, bác sĩ lại đóng vai trò của “nhà tóc học” giải thích: “Tóc xù là do gen mỗi người quy định thế, em chỉ có thể ép thẳng được phần tóc ngoài thôi, còn chân tóc khi mọc ra thì vẫn là tóc gốc của em nên vẫn sẽ xù, làm sao có thể ép được”.

Hiểu chuyện, cô gái mới nguôi ngoai quay về, chứ không cứ đinh ninh rằng thợ làm tóc lừa mình, ép thuốc dởm. 

Nghề chính - cầu thủ, nghề phụ - chuyên gia làm đẹp

Theo nghiệp cầu thủ, đồng nghĩa với việc xa nhà biền biệt một thời gian rất dài, thậm chí những khi đi tập huấn nước ngoài, còn xa cả trung tâm, xa chỗ mua bán… Phần vì thế, phần vì đồng lương cầu thủ cũng rất eo hẹp nên các cô gái thường trổ tài tự làm đẹp cho nhau. Những ai có chút hoa tay thì nghề chính là cầu thủ, nghề phụ sẽ là chuyên gia làm đẹp.

Sau niềm vui chiến thắng là những nỗi niềm con gái ít người biết
Sau niềm vui chiến thắng là những nỗi niềm con gái ít người biết

Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy cho biết, trong đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, nữ cầu thủ Trần Kim Hồng người thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với tài cắt tóc và làm móng chân móng tay. Rất nhiều mái tóc của các nữ cầu thủ mà người hâm mộ thấy trên sân hoặc trên ti vi là tác phẩm của “thợ cắt tóc” Trần Kim Hồng. Ngay bác sĩ Thủy cũng đã là “khách hàng” của Hồng đôi lần. 

Nếu nghề chính của các nữ cầu thủ có “tai nạn nghề nghiệp” như chấn thương, sứt sẹo cơ thể… thì nghề phụ của các “nữ cầu thủ kiêm chuyên gia làm đẹp” cũng có “tai nạn”. Đó là một lần mọi người thấy Nguyễn Thị Kim Hồng ra sân với cái mũ lưỡi trai sùm sụp, tưởng chuyện gì hóa ra “khách hàng” do không vừa ý với cái mái tóc của “thợ cắt tóc” Trần Kim Hồng nên sửa lại đôi chút, ai dè quá tay thành ngắn, nên đành phải gắn bó với chiếc mũ chỉ trừ lúc đi ngủ để đợi tóc dài ra. 

Nếu nữ cầu thủ Trần Kim Hồng là “chuyên gia tóc” thì nữ cầu thủ Nguyễn Thị Nguyệt là “chuyên gia thời trang”. Ai có vướng mắc gì về cách ăn mặc, phối màu quần áo, cứ hỏi Nguyệt là xong hết. Không những thế Nguyệt còn biết tết các kiểu tóc rất đẹp, lạ mắt phù hợp với bộ cánh nữa. 

Nhưng dù tay nghề giỏi đến đâu thì hai chuyên gia tóc và thời trang này cũng đành “bó tay thúc thủ” trước tính cách giản dị của cô gái Nguyễn Thị Xuyến. Theo bác sĩ Thủy, trong đội tuyển, Xuyến là cô gái rất giản dị, tính cách mộc mạc. Cô không bao giờ quan tâm đến chuyện làm đẹp hay thời trang, chưa bao giờ thấy Xuyến tô son và luôn chung thủy với mái tóc cắt ngắn. Quần áo của Xuyến cũng hiếm cái nào điệu đà, chủ yếu là mang màu sắc và phong cách thể thao. 

Cứ nhìn ghế trống là thương

Đó là lời tâm sự rất thật lòng của nữ bác sĩ đã có 16 năm gắn bó với các cô gái đá bóng Việt Nam. Trò chuyện với tôi trong lúc đang tíu tít chuẩn bị tập trung cho giải bóng đá nữ Đông Nam Á, bác sĩ Thủy cho biết với các cô gái đá bóng chuyện xa nhà biền biệt vài tháng liền, ăn ngủ tập trung, sáng 2 tiếng, chiều 2 tiếng đồng hồ lăn lộn tập luyện trên sân, tối 9h có mặt ở ký túc đi ngủ để sáng mai lặp lại hành trình… là chuyện trở nên quá bình thường.

Nhưng ẩn sau nỗi bình thường đó là cả sự hy sinh vì niềm đam mê thể thao của các cô gái. Phơi nắng, phơi gió xấu nhan sắc, sẹo, chấn thương khắp cơ thể, tay chân đã đành mà ngay cả những ước mơ về gia đình, bếp ấm cũng phải tự biết mình để gạt đi. Ra nước ngoài, đi mua sắm, nhiều cô thấy đồ dùng gia đình, trẻ con… chỉ ngắm rồi tặc lưỡi đi qua, vì con gái cứ mê mải chạy theo trái bóng tròn thế này thì biết đến ngày nào.

Với lại có gia đình vào là hết cả bóng bánh nên còn tuổi, còn sức cứ cống hiến cái đã. “Hiểu được sự hy sinh vất vả của các em vì trái bóng, nên mỗi khi ra sân, cứ nhìn lên khán đài mà thấy nhiều ghế trống lại tôi lại thấy buồn, thương các em, dù vẫn biết rằng so với bóng đá nam, bóng đá nữ vẫn còn nhiều thiệt thòi lắm” – bác sĩ Thủy ngậm ngùi. 

Nhưng rồi nụ cười của người nữ bác sĩ lại sáng lên khi nói với tôi câu cuối cùng trước khi chia tay: “Trong khối Asean, đội tuyển nữ của Việt Nam là xinh gái nhất đấy nhé!”. Nỗi niềm ấy, tự hào ấy xin gửi lại cho những ai đọc bài báo này, như một lời chia sẻ cùng những bóng hồng theo sau trái bóng.

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.