Giáo viên nước ngoài bị sa thải vì bảo vệ học sinh - nhà trường thông tin chính thức

0:00 / 0:00
0:00
Nhà trường khẳng định, nguyên nhân nhà trường yêu cầu đổi giáo viên nước ngoài là vì người này có thái độ thiếu kiềm chế, thiếu tôn trọng đồng nghiệp... chứ không phải vì giáo viên này xô xát với bảo vệ nhà trường.

Vừa qua, thông tin một giáo viên nước ngoài bị Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Quận 3, TP.HCM) sa thải vì giáo viên này bảo vệ học sinh gây xôn xao dư luận.

Theo các tài khoản đăng tải, sự việc xảy ra tại cổng trường Trường THPT Nguyễn Thị Diệu khi một nữ sinh đang rời khỏi trường thì bị bảo vệ ngăn lại, cố tình dùng cả người đẩy mạnh học sinh này. Thấy vậy, thầy K.N (giáo viên tiếng Anh) đã đẩy người bảo vệ ra khỏi hai mẹ con nữ sinh rồi quay đi. Nhưng bảo vệ đã đánh vào đầu giáo viên K.N nên hai người xảy ra xô xát.

Bài đăng trên mạng xã hội đã xóa. Ảnh chụp màn hình

Theo tài khoản chia sẻ, người bảo vệ trường này đã nhiều lần tấn công các học sinh khác, thậm chí là quấy rối tình dục. Sau vụ việc, thầy K.N bị nhà trường cho thôi việc. Điều này đã khiến nhiều học sinh bức xúc, bởi "người bảo vệ lẽ phải lại bị nhà trường sa thải vì bộ mặt của trường".

Đến ngày 15/12, tất cả các bài đăng liên quan đến vụ việc này đều bị xóa. Bài đăng của thầy K.N cũng đã được chỉnh sửa lại, không còn thông tin phản ánh mà chỉ gói gọn lời chia tay với học sinh. Dù vậy, dưới phần bình luận, thầy K.N cho rằng nguyên nhân bài viết bị xóa là vì "họ đe dọa tôi và công ty xóa bài".

Trao đổi với báo chí, thầy Dương Văn Thư – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Diệu xác nhận, vào ngày 9/12, ông P.B.N (65 tuổi, bảo vệ) và thầy K.N (giáo viên bản ngữ do Công ty TNHH Giáo dục Việt Đăng Quang cung cấp) có xảy ra xô xát. Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã làm việc với bảo vệ và thầy K.N cùng phía công ty cung cấp giáo viên bản ngữ.

Trường THPT Nguyễn Thị Diệu. Ảnh: Mỹ Quỳnh

Cụ thể, vào lúc 10h40 phút ngày 9/12, khi thấy một nữ sinh rời trường, ông P.B.N kiểm tra phù hiệu để chắc chắn học sinh này thuộc khối được rời trường (khối 11 ra về sau tiết 4, khối 10, 12 ra về sau tiết 5 buổi sáng). Vì học sinh mặc áo khoác, ông P.B.N đề nghị em này cởi áo khoác để xem phù hiệu, nhưng học sinh này không hợp tác nên ông N lớn tiếng gắt gỏng.

Vì ông N có những hành động không phù hợp, không chuẩn mực với học sinh nên thầy K.N không đồng tình và đã xô ngã ông N. Sau đó, hai bên đã xô xát với nhau. Sự việc xảy ra dưới sự chứng kiến của rất đông phụ huynh học sinh, học sinh và các giáo viên ở khu vực cổng chính. Khi được can ngăn, cả hai trở lại công việc của mình.

Nhà trường nhận định, hành động bạo lực của nhân viên bảo vệ và thầy giáo nước ngoài đều không phù hợp, tạo hình ảnh và dư luận xấu trong nhà trường.

Sau khi làm việc, ông P.B.N và thầy K.N đều nhận ra điểm sai của mình. Nhà trường yêu cầu ông P.B.N thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, không tái phạm với các lỗi đã xảy ra, chấm dứt việc kiểm tra phù hiệu và xử lý học sinh (trường không phân công ông N làm nhiệm vụ xử lý học sinh). Sau khi họp, xem xét hợp đồng lao động với ông P.B.N, nhà trường quyết định không tái ký với ông N sau khi hợp đồng hết hạn (hợp đồng hết hiệu lực vào ngày 31/12/2022).

Thầy K.N chia sẻ những hình ảnh vui nhộn bên học sinh trong thời gian dạy tại Trường THPT Nguyễn Thị Diệu. Ảnh: FBNV

Đối với thầy K.N, nhà trường đề nghị ông tiếp tục giảng dạy bình thường. Nếu muốn phản ánh vấn đề nào thì liên hệ trực tiếp với nhà trường, thông qua Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh của trường, tuyệt đối không được dùng bạo lực để can thiệp. Nhà trường sẽ có biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định.

Tuy nhiên, vào ngày 13/12, khi cô H.Đ.H - Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh góp ý thầy K.N không nên bình luận, trao đổi nhắn tin về vụ việc này trên mạng xã hội trong thời gian chờ nhà trường xử lý, vì những thông tin thầy K.N đăng tải chưa đầy đủ, chưa hoàn toàn chính xác, có thể gây hiểu nhầm và đẩy sự việc đi xa... thì thầy K.N lớn tiếng, quát, đạp cửa... gây hoảng sợ cho các giáo viên. Thậm chí, thầy K.N còn đuổi theo cô H đang lên lớp và tiếp tục lớn tiếng.

Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Thị Diệu cho biết, điều này đã khiến giáo viên trường rất bất bình và hoàn toàn không đồng ý với hành động của thầy K.N. Ban Giám hiệu nhà trường đã mời Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Việt Đăng Quang đến làm việc, yêu cầu công ty có phương án thay giáo viên tiếng Anh khác vì cách cư xử, giao tiếp của thầy K.N không phù hợp với môi trường học đường.

"Chiều ngày 14/12, xuất hiện một số thông tin chia sẻ từ ông K.N trên Facebook cá nhân mang tính chất kêu gọi, xách động học sinh bôi nhọ chính ngôi trường của các em đang học. Các thông tin được diễn đạt theo chiều hướng chưa rõ ràng, chưa đầy đủ và thiếu chính xác với các diễn biến của sự việc đã xảy ra. Từ đó, dẫn đến dư luận hoang mang, gây ảnh hưởng đến uy tín nhà trường", lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Thị Diệu chia sẻ.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...