Chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết chiều 11/1. Ảnh: HNM
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết chiều 11/1. Ảnh: HNM
(PLVN) - Với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành, chiều nay (11/1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 qua đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư.

Nghị quyết nêu rõ, việc chuyển đổi từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước đối với 2 dự án thành phần đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu theo nguyên tắc không vượt quá nguồn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua chủ trương bố trí cho dự án tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22-11-2017 “về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020” và Nghị quyết số 117/2020/QH14 ngày 19/6/2020 “về việc chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần chuyển đổi sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước, đáp ứng tiến độ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2023; xây dựng phương án phù hợp để thu hồi vốn hoàn trả vào ngân sách trung ương; Văn phòng Chính phủ tổng hợp các nội dung tại Nghị quyết này, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện có 2 dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông không lựa chọn được nhà đầu tư, gồm: Đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn, nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu.

Trong khi đó, đến nay, các nội dung về thiết kế kỹ thuật, dự toán của 2 dự án đã hoàn thành, công tác giải phóng mặt bằng đã đạt khoảng 94% khối lượng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để triển khai thi công ngay trong quý II-2021, phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác trong năm 2023 đồng bộ với các dự án từ Ninh Bình (Cao Bồ) đến Tiền Giang (cầu Mỹ Thuận 2) sẽ phát huy tối đa hiệu quả các dự án.

Nếu tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ kéo dài thêm thời gian tối thiểu khoảng 10 tháng và cũng chưa thể khẳng định sẽ lựa chọn được nhà đầu tư và huy động được vốn tín dụng để triển khai dự án. Việc chuyển đổi sang phương thức đầu tư công bảo đảm chắc chắn triển khai thành công dự án. Sau khi dự án hoàn thành, Chính phủ sẽ xây dựng phương án thu hồi vốn nhà nước.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đồng tình đề nghị chuyển đổi phương thức đầu tư của 2 dự án thành phần sang hình thức đầu tư công sử dụng 100% vốn nhà nước.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.