Giảm thiểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với mục tiêu loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, đồng thời tạo điều kiện để các em tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 267/QĐ/TTg (22/2/2011) phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015.

Với mục tiêu loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, đồng thời tạo điều kiện để các em tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 267/QĐ/TTg (22/2/2011) phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015.

Ưu tiên trẻ có hoàn cảnh đặc biệt

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em nước ta vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2001 có khoảng 1,4 triệu em (chiếm 5,5% tổng số trẻ em), nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 1,54 triệu (chiếm tỷ lệ trên 6%).

sjudehju
Ảnh minh họa

Chương trình trên sẽ ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực; người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật. Chương trình được thực hiện trong phạm vi cả nước từ năm 2011 đến năm 2015, có ưu tiên địa phương có nhiều trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tổng kinh phí của Chương trình là 1.755,5 tỷ đồng.

Mục tiêu của cụ thể của trương trình là giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em; 80% trẻ em có hoàn  cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển; 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt….

Huy động toàn xã hội cùng tham gia

Chương trình gồm có 5 dự án; Trong đó, đáng chú ý là dự án thứ 4 (Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng). Theo đó, Chương trình sẽ phấn đấu đấu 80% trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng; 90% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc.

Giảm hàng năm 10% số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; 100% trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp; giảm tỷ lệ trẻ em lang thang xuống 7/10.000 trẻ em.

Dự án trên sẽ lựa chọn 948 xã thuộc 11 huyện của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai.

Để đạt được các mục tiêu này, Chương trình sẽ có các hoạt động như tư vấn, tham vấn, phục hồi tâm lý cho trẻ em; trợ giúp trẻ em tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa; tập huấn kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em; tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em; trợ giúp hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho trẻ em và gia đình;...

Chương trình huy động rất nhiều các các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các Bộ, nghành liên quan cùng tham gia. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường trong sạch, vững mạnh, không có bạo lực; chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên…

Đông Quang    

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...