Truyền thông Chính sách

Giải quyết các vấn đề liên quan đến bán đấu giá tài sản đặc thù

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định về đấu giá tài sản đặc biệt như quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, tài sản thi hành án. Từ đó kéo theo nhiều vấn đề liên quan như: nơi bán, tiếp nhận hồ sơ; phạm vi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; đấu giá trong trường hợp một người…

Nhiều “câu chuyện” xoay quanh các tài sản có giá trị lớn

Theo đại diện Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là tài sản đặc thù, vì vậy đề nghị cần đưa ra các điều kiện đối với người tham gia đấu giá. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện mới được tham gia nộp hồ sơ, trường hợp người tham gia không đáp ứng các điều kiện thì không tổ chức đấu giá. Về khoản tiền đặt trước, nếu áp dụng mức 5-20% như dự thảo Luật quy định thì không khả quan đối với quyền sử dụng tần số vô tuyến điện vì đây là tài sản có giá trị rất lớn, thậm chí có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng và cũng chỉ được đấu giá theo một hạn mức tài sản nhất định.

Liên quan tới “câu chuyện” một số tài sản lớn thì tiền đặt trước phải đưa vào tài khoản phong tỏa theo quy định của pháp luật về ngân hàng, bà Nguyễn Thị Mai, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) nhận định đây là vấn đề cần phải cân nhắc, nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng. Bởi vì, không chỉ có tài sản được quy định trong Điều 39 của Luật hiện hành (quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng tần số vô tuyến điện) mới là tài sản có giá trị lớn mà còn một số tài sản như sân bay, cảng biển, cánh rừng cao su cần thanh lý có giá trị rất lớn. Do đó, nếu dự thảo Luật chỉ “chốt” tài sản có giá trị lớn là quyền sử dụng đất là chưa đầy đủ.

Đánh giá dự thảo Luật cơ bản tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức đấu giá khi hành nghề, tuy nhiên, ông Trần Thanh Cường, Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thành phố Hải Phòng cho rằng việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 38 về nơi bán hồ sơ đấu giá còn chưa phù hợp. Cụ thể, dự thảo quy định: Tổ chức ĐGTS bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá tại trụ sở tổ chức đấu giá, trụ sở của người có tài sản đấu giá trong trường hợp người có tài sản là tổ chức hoặc nơi thường trú trong trường hợp người có tài sản cá nhân và địa điểm khác theo thỏa thuận với người có tài sản đấu giá…

Theo ông Cường, quy định như vậy còn cứng nhắc, gây khó khăn bởi nếu cùng lúc bán nhiều tài sản ở nhiều địa phương khác nhau thì tổ chức ĐGTS sẽ cần nhiều nhân sự để đi đến các tỉnh để bán hồ sơ. Trong khi đó, nhiều tài sản bán được giá trị thấp, không đủ chi phí đi lại. Mặt khác quy định này cũng gây khó cho cá nhân, tổ chức có tài sản đấu giá vì việc bố trí chỗ cho tổ chức đấu giá ngồi bán, tiếp nhận hồ sơ vì sẽ phần nào ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức đó. Do đó đề nghị quy định theo hướng bán hồ sơ tại địa phương nơi có tài sản, không nhất thiết phải bán ở trụ sở của người có tài sản.

Liên quan tới tài sản đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá tại Điều 59, ông Cường cho rằng quy định như vậy sẽ gây khó khăn. Lý giải thêm, ông Cường cho biết theo Luật Đất đai, đấu giá quyền sử dụng đất nếu sau 2 lần không được thì tiến hành giao đất chứ không áp dụng ĐGTS 1 người. Còn Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công không có quy định ĐGTS 1 người mà chỉ tiến hành chỉ định, bán chỉ định hoặc niêm yết.

Tránh độc quyền trong đấu giá tài sản thi hành án

Về ĐGTS thi hành án, dự thảo Luật bổ sung quy định trường hợp ĐGTS thi hành án thì người có tài sản đấu giá thông báo lựa chọn tổ chức ĐGTS có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đánh giá về nội dung này, đại diện Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng quy định như vậy vô hình chung đã hạn chế quyền con người, quyền công dân tại Điều 14 Hiến pháp. Do đó cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc thêm về nội dung để bảo đảm nguyên tắc tự do kinh doanh tại Điều 7, Luật Doanh nghiệp.

Chung quan điểm, đại diện VAMC cho rằng quy định như vậy hơi độc quyền, cần cân nhắc thêm. “Có những địa phương nhỏ, chỉ có 1-2 tổ chức ĐGTS, chất lượng hoạt động không tốt nhưng nếu áp dụng quy định nêu trên thì tỉnh vẫn phải lựa chọn, như vậy có phù hợp không?”, đại diện VAMC băn khoăn.

Còn ông Đặng Văn Huy, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự nhấn mạnh việc lựa chọn tổ chức ĐGTS thi hành án trên địa bàn xuất phát từ đặc thù của loại tài sản này. Theo đó, việc bán tài sản thi hành án chủ yếu mang tính cưỡng bức do tài sản này có tình trạng pháp lý đặc thù; cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên đại diện cho người có tài sản đấu giá. Do đó, để bán tài sản thi hành án nhanh, pháp luật phải tương thích, đồng bộ. Việc lựa chọn tổ chức ĐGTS có trụ sở trong tỉnh, thành phố sẽ đảm bảo tính khả thi, an toàn, nhanh chóng, đảm bảo lợi ích các bên trong việc bán tài sản.

Cho ý kiến về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng chỉ nên quy định về nguyên tắc, quy trình đặc biệt cho một số loại tài sản đặc biệt, trong đó có quyền sử dụng tần số vô tuyến điện chứ không nên quy định quá chi tiết tại Luật này. Về lựa chọn tổ chức ĐGTS thi hành án, không nên chỉ quy định trong phạm vi tỉnh, thành phố để không hạn chế quyền tự do lựa chọn của cá nhân, tổ chức đồng thời cũng tránh việc phải sử dụng các tổ chức ĐGTS kém chất lượng, thiếu chuyên nghiệp, dẫn tới tình trạng độc quyền.

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).