Giải mã bí ẩn lớn nhất thời đại dịch: Lý do trẻ em ‘vượt’ COVID-19 tốt hơn người lớn

0:00 / 0:00
0:00
Hệ miễn dịch bẩm sinh giúp trẻ nhỏ bảo vệ bản thân tốt hơn trước virus SARS-CoV-2 so với người lớn.

Trẻ em theo cha mẹ đi xét nghiệm COVID-19 tại California, Mỹ, hồi tháng 1/2022. Ảnh: Getty Images

Việc trẻ em có xu hướng tránh được những hậu quả nghiêm trọng nhất trong lây nhiễm COVID-19 là một trong những bí ẩn lớn nhất, cũng là thông tin tốt lành nhất, trong thời kỳ đại dịch. Giới khoa học giờ đây đã có thể khẳng định rằng: Trẻ em huy động “tuyến phòng thủ” thứ nhất về miễn dịch bẩm sinh tốt hơn so với người trưởng thành.

Một số ít trẻ chuyển bệnh nặng sau khi nhiễm COVID-19, nhưng đa phần đều là các trường hợp triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Khác với các chủng virus hô hấp khác như cúm mùa hay virus hợp bào hô hấp (RSV), SARS-CoV-2 thường không gây ra tình trạng bệnh nặng ở trẻ như với người trưởng thành hoặc người già.

Tỉ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở nhóm trẻ em đủ điều kiện tiêm chủng hiện kém xa so với người trưởng thành. Giới chuyên gia y tế công cộng mong muốn tìm ra lời giải thích mang tính khoa học về việc trẻ em có khả năng bảo vệ tốt hơn trước COVID-19.

Nhưng họ cũng nhấn mạnh vaccine là công cụ quan trọng để bảo vệ nhóm trẻ em dễ bị tổn thương và kiểm soát dịch bệnh. Tại Mỹ, tỉ lệ trẻ em nhập viện trong làn sóng lây nhiễm Omicron đạt đỉnh trong tháng 1/2022, vượt đỉnh của những làn sóng trước như sóng Delta.

Vẫn có trường hợp trẻ em nhiễm COVID-19 và chuyển nặng, phải nhập viện. Ảnh: Reuters

Hệ miễn dịch bao gồm nhiều lớp phòng thủ. Miễn dịch bẩm sinh giữ vai trò điều phối phản ứng ban đầu trước lây nhiễm, trong khi miễn dịch thích ứng tạo ra lớp phòng thủ đặc biệt hơn, theo tiến trình chậm hơn.

Để diễn giải lý do trẻ em có giảm nguy cơ mắc COVID-19 và giảm tỉ lệ bệnh nặng, Kevan Herold, giáo sư chuyên ngành sinh học miễn dịch và nội khoa tại Đại học Yale dùng hình ảnh so sánh hệ thống miễn dịch với một pháo đài thời trung cổ. Phản ứng bẩm sinh, bao gồm chất nhầy trong mũi và cổ họng giúp “đặt bẫy” vi khuẩn có hại, giống như chiến hào đẩy những kẻ tấn công ra ngoài. Miễn dịch bẩm sinh cũng bao gồm các protein và tế bào kích hoạt phản ứng miễn dịch ban đầu của cơ thể. Ông Herold ví chúng như những quả đạn đại bác được phóng ra khi kẻ thù bắt đầu mở cuộc xâm lược.

Tuyến phòng thủ thứ hai - hệ thống miễn dịch thích ứng, bao gồm tế bào T và tế bào B. Hệ thống miễn dịch thích ứng mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu tạo phản ứng, nhưng có thể ghi nhớ những điểm yếu cụ thể của những “kẻ xâm lược” trong quá khứ. Hãy coi chúng như những người lính đang chuẩn bị cho trận chiến bên trong pháo đài, ông Herold dẫn giải.

Miễn dịch bẩm sinh không có khả năng ghi nhớ như miễn dịch thích ứng. Nó dựa vào các mô hình liên quan đến vi khuẩn có hại nói chung hơn. Các nhà miễn dịch học đã phát hiện ra rằng hệ thống miễn dịch của trẻ em tập trung nhiều hơn số phân tử bẩm sinh và tăng phản ứng bẩm sinh khi so sánh với người lớn. Các chuyên gia – trong đó có bác sĩ Herold và vợ của ông, bà Betsy Herold, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Montefiore ở Bronx (New York), cho rằng đây là chìa khóa để giúp trẻ em chống chọi virus SARS-CoV-2 tốt hơn.

Khi “bão” COVID-19 quét qua New York vào đầu năm 2020, hai vợ chồng bác sĩ Herolds đi tìm câu trả lời cho một thực tế: Tại sao số người lớn mắc COVID-19 phải nhập viện nhiều hơn trẻ em? Cùng với các nhà nghiên cứu khác, họ bắt đầu nghiên cứu hệ thống miễn dịch của trẻ em. Hai vợ chồng bắt đầu với thứ mà bà Betsy Herold gọi là điểm dễ dàng nhất: Đó là cytokine - các protein nhỏ được tạo ra bởi một loạt các tế bào giúp chúng giao tiếp với nhau.

Hai cytokine quan trọng đối với phản ứng miễn dịch bẩm sinh ít xuất hiện hơn trong máu của những người lớn tuổi so với người trẻ, trẻ em. Đó chính là điểm khởi phát cho ý tưởng phản ứng bẩm sinh bắt đầu phát triển, bà Betsy Herold nói.

Trong nghiên cứu của mình, hai vợ chồng bác sĩ Herold so sánh 65 bệnh nhân nhỏ tuổi và 60 người lớn mắc bệnh COVID-19 ở thành phố New York. Kết quả cho thấy trẻ em ít phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch thích ứng hơn người lớn, mà nguyên nhân có thể là do trẻ em có phản ứng bẩm sinh mạnh hơn.

Họ cũng xem xét các mẫu xét nghiệm ngoáy mũi và hầu họng của 12 trẻ em và 27 người lớn và nhận thấy rằng nhiều gien liên quan đến khả năng miễn dịch bẩm sinh được kích hoạt ở trẻ em, những người cũng có mức độ cytokine cao hơn liên quan đến khả năng miễn dịch bẩm sinh.

Hai vợ chồng bác sĩ Betsy Herold và Kevan Herold. Ảnh: WSJ

Theo Amy Chung, một nhà nghiên cứu tại Viện Peter Doherty về Nhiễm trùng và Miễn dịch ở Melbourne, Australia, việc thiếu miễn dịch ghi nhớ như người lớn cũng có thể tạo ra ưu thế cho trẻ em trong việc chống lại SARS-CoV-2.

Sau khi để máu của những người khỏe mạnh tiếp xúc với COVID-19, bà Chung và các đồng nghiệp nhận thấy rằng những người cao tuổi khỏe mạnh có phản ứng kháng thể có sẵn mạnh mẽ với COVID-19, có thể là do họ đã tiếp xúc nhiều lần với các virus chủng corona khác, như những loại gây như cảm lạnh thông thường.

Trẻ em không có phản ứng kháng thể sẵn có mạnh mẽ. Nguyên nhân là do trẻ em ít tiếp xúc, phơi nhiễm trước các chủng virus Corona khác. Thực tế này có vẻ không phải là một điều tốt, nhưng trong trường hợp này, nó mang lại một lợi thế: Khi gặp SARS-CoV-2, cơ thể trẻ em sẽ huy động và tấn công các bộ phận thiết yếu của virus ngay lập tức.

Nhưng phát hiện trên đây cũng không làm thay đổi một thực tế: nguy cơ nhiễm COVID-19 của trẻ em dường như tương đương ở người trưởng thành. Bà Betsy Herold cho biết một số trẻ em phải nhập viện điều trị vì COVID-19 và một số trẻ tiếp tục có các triệu chứng sau khi đã loại bỏ virus. Trẻ em cũng có nguy cơ mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), một tình trạng hiếm gặp có thể xảy ra ở trẻ em vài tuần sau khi nhiễm COVID-19. MIS-C có thể dẫn đến tổn thương nội tạng hoặc thậm chí tử vong.

Bà Betsy Herold cho rằng rào cản bẩm sinh không thể bảo vệ 100%. Miễn dịch bẩm sinh có hiệu lực mạnh mẽ mạnh mẽ, nhưng COVID-19 vẫn tiềm ẩn rủi ro cho trẻ em, ví dụ như gây ra triệu chứng kéo dài. "Không tiêm phòng cho trẻ em, bạn đang tham gia một canh bạc", bà Betsy Herold nhìn nhận.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.