Giải đáp loạt thắc mắc về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Giải đáp loạt thắc mắc về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
0:00 / 0:00
0:00
Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM giải đáp loạt câu hỏi thường gặp liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

1. Vì sao cần tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?

- Theo thống kê, trẻ em dưới 18 tuổi có ít nguy cơ tử vong do COVID-19 và nếu mắc bệnh thì bệnh cũng thường nhẹ hơn so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp trẻ mắc COVID-19 tiến triển nguy kịch, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, mặc dù chúng ta đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh nhưng việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra. Do đó, để bảo vệ trẻ thì vaccine chính là chìa khóa hiệu quả.

2. Vaccine phòng COVID-19 nào được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?

- Có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna. Cả 2 loại vaccine đều được dùng tiêm bắp và có liều lượng nhỏ hơn so với người lớn. Khoảng cách giữa 2 liều cơ bản tối thiểu 3 - 4 tuần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có an toàn không? Các phản ứng sau tiêm trẻ có thể gặp?

- Vaccine phòng COVID-19 đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), Bộ Y tế cấp phép và được sử dụng ở nhiều quốc gia. vaccine được đánh giá là an toàn cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Trẻ có thể gặp một số phản ứng sau tiêm như: sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể…, và rất hiếm gặp các phản ứng nặng như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

4. Vaccine phòng COVID-19 được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi khác gì so với vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên?

- Vaccine Pfizer Comirnaty sử dụng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng là 10mcg bằng 1/3 hàm lượng so với liều vaccine sử dụng của người từ 12 tuổi trở lên.

Vaccine Moderna sử dụng cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng 50mcg bằng 1/2 liều cơ bản sử dụng cho người lớn.

Không sử dụng vaccine của người lớn để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

5. Trẻ có thể tiêm 2 mũi với 2 loại vaccine khác nhau được không?

- Không. Chỉ được sử dụng một loại vaccine phòng COVID-19 để tiêm đủ 2 mũi cho cùng 1 trẻ

6. Vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có những chống chỉ định nào?

- Chống chỉ định khi trẻ có tiền sử rõ ràng về phản ứng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine. Ngoài ra, còn có các chống chỉ định khác theo công bố của nhà sản xuất.

7. Khi nào trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi phải trì hoãn việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và thời gian trì hoãn là bao lâu?

- Trẻ được trì hoãn tiêm khi: Có bằng chứng mắc COVID-19. Trường hợp này trì hoãn 3 tháng kể từ ngày khởi phát;

Có hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C), trẻ sẽ hoãn đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn;

Trẻ đang có bệnh cấp tính, hoặc mạn tính tiến triển hay có các vấn đề khác cần trì hoãn. Tình trạng này sẽ trì hoãn đến khi sức khỏe của trẻ ổn định.

8. Những trường hợp nào cần thận trọng khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ?

- Những trường hợp trẻ sẽ được khám sàng lọc kỹ và thận trọng bao gồm: Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi (ví dụ tâm lý đám đông, hội chứng áo choàng trắng…)

9. Những trường hợp nào trẻ sẽ được khám sàng lọc và tiêm tại bệnh viện?

- Những trường hợp trẻ sẽ được chuyển tiêm tại bệnh viện bao gồm: Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính; Nghe tim, phổi bất thường; Phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

10. Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ cần được theo dõi trong bao lâu và theo dõi những gì?

- Trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Các dấu hiệu bất thường cần theo dõi: Phát ban, kích thích, mệt lả, khó thở, tím tái, co giật, rối loạn tiêu hóa, vã mồ hôi…

11. Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

- Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu: Kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở (khi hoạt động bình thường, khi nằm), sốt cao khó hạ nhiệt độ (hoặc kéo dài hơn 24 giờ), vân tím trên da, phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.