“Giải cứu” môi trường Biển Đông

Phải xử lý tốt các nguồn thải ra môi trường biển.
Phải xử lý tốt các nguồn thải ra môi trường biển.
(PLO) - Ông Nguyễn Công Minh - Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc - đưa ra cảnh báo về vấn đề ô nhiễm nguồn thải từ lục địa mà chúng ta chưa có giải pháp hữu hiệu xử lý. 

Ông Nguyễn Công Minh - Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc - đưa ra cảnh báo về vấn đề ô nhiễm nguồn thải từ lục địa mà chúng ta chưa có giải pháp hữu hiệu xử lý. 

Nếu không có giải pháp kịp thời thì chúng ta có biển cũng như không khi đa dạng sinh học bị hủy hoại do nguồn chất thải.

 Vùng ven biển trên đà suy thoái

Chỉ tính riêng TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên - Huế, một năm, các chất thải sinh hoạt thải ra biển tới 367 nghìn tấn COD, 215, 2 nghìn tấn BOB, 39,2 nghìn tấn N tổng số (N-T), 11,1 nghìn tấn P tổng số (P-T) và khoảng 848,7 nghìn tấn chất rắn lơ lửng (TSS). Nguồn thải công nghiệp thải ra biển 316 nghìn tấn COD, 119,1 nghìn tấn BOD, 42,9 nghìn tấn N – T, 5,2 nghìn tấn P- T  và 218 nghìn tấn TSS. Trong đó, các tỉnh thuộc loại thải trên 20 nghìn tấn COD/ năm trở lên có Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM, Cà Mau, Khánh Hòa, Kiên Giang, Quảng Ninh. Nguồn thải nông nghiệp hàng năm thải ra biển 2,21 triệu tấn COD, 1,49 triệu tấn BOD và 15,5 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật, 6,4 triệu tấn là vật chất hữu cơ và thức ăn thừa (đó là chỉ tính riêng các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam, Hà Tĩnh).

Theo nhận định của các chuyên gia, vùng biển chúng ta đang trên đà suy thoái tính đa dạng sinh học cao và diễn ra sôi động các hoạt động kinh tế, cần được ưu tiên phục hồi đó là vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam. Bởi lẽ, vùng đất ngập nước có rất nhiều chức năng đặc biệt quan trọng như: chức năng điều tiết nguồn nước ngầm; lắng đọng trầm tích, độc tố; tích lũy chất dinh dưỡng, điều hòa vi khí hậu, hạn chế lũ lụt, sản xuất sinh khối, duy trì đa dạng sinh học và chắn sóng, gió, bão, ổn định bờ chống xói lở và hạn chế sóng thần.

Hiện, vùng đất ngập nước quan trọng này có 25% được sử dụng mục đích nuôi trồng thủy sản. Tuy vậy, hiện vẫn chưa có quy chế quản lý đất ngập nước riêng phù hợp với đặc thù của từng loại hình đất ngập nước. Điều này dẫn tới việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên đất ngập nước ven biển đang diễn ra một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch. Việc người dân tự ý khai hoang để nuôi trồng thủy sản, mở rộng các khu dân cư, đô thị hóa, khu công nghiệp, phát triển giao thông phá vỡ quy hoạch… làm cho diện tích đất ngập nước tự nhiên bị thu hẹp, tài nguyên suy giảm, xói lở, bồi tụ, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm dầu và kim loại nặng.

Ngoài ra, việc bảo vệ các loài san hô, thảm cỏ biển, nơi cư trú của các loài và đa dạng sinh học cũng đang rất cần có những giải pháp bảo vệ hữu hiệu. Bởi lẽ, trong vòng 10 – 15 năm gần đây, số lượng san hô, thảm cỏ biển đã giảm tới 50% trên vùng biển Việt Nam (theo điều tra thực tế và chụp ảnh vệ tinh) do khai thác quá mức và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu làm nhiệt độ nước biển tăng…

Xử lý nguồn thải ô nhiễm vùng bờ

 Trước sự cấp bách về ô nhiễm vùng bờ và nguy cơ lan rộng, phá vỡ đa dạng sinh học, theo các chuyên gia nghiên cứu biển, cần có giải pháp quản lý nguồn thải từ các lưu vực sông ra biển; quản lý vùng đất ngập nước bằng quy hoạch cụ thể và tích cực tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên có liên quan đến đất ngập nước vùng bờ.

Đối với việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cần củng cố đầu mối quốc gia mạng lưới các tỉnh ven biển, đảo có rừng ngập mặn, tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ trồng rừng ngập mặn ở những nơi khó trồng, đồng thời có cơ chế giám sát biến động rạn san hô, thảm cỏ biển để có chính sách tác động kịp thời. Các nhà khoa học biển Việt Nam cho rằng, mặc dù chúng ta đã thực hiện khá nhiều dự án, chương trình hành động cụ thể, tuy vậy, do tính chất dàn trải nên mọi hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển chưa thực sự được giải quyết triệt để.

Sau khi lấy ý kiến của giới chuyên môn, tới đây sẽ đệ trình một dự án lên các cơ quan có liên quan. Đây là một chương trình hành động mang tính “đảo ngược” xu thế ô nhiễm biển hiện nay. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay là quản lý và xử lý nguồn thải làm ô nhiễm môi trường vùng bờ...

Đứng trước suy thoái nghiêm trọng môi trường biển Đông, Cơ quan Ðiều phối các Biển Đông Á (COBSEA) đã vận động các nước thành viên, các tổ chức quốc tế tiếp tục khởi động Dự án “Đảo ngược xu thế suy thoái môi trường toàn cầu tại vùng biển Đông và Vịnh Thái Lan” mà  Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối thực hiện. Đây là dự án triển khai nối tiếp Chương trình hành động Chiến lược Biển Đông của COBSEA với sự tham gia của 7 nước thành viên: Campuchia, Trung Quốc, Indonexia, Philippines, Thái Lan Malaysia và Việt Nam. 

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.