Giải “bài toán” vắc xin cho mẹ

Giải “bài toán” vắc xin cho mẹ
(PLO) - Rất nhiều thai phụ chủ quan, lơ là với việc đi tiêm vắc xin trong thai kỳ đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là đứa con sinh ra bị dị tật, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tương lai của bé và của cả gia đình. 

Mẹ chủ quan, con mang tật

Trước mang thai, được bạn bè nhắc chuyện đi tiêm vắc xin nhưng chị Dương Thị Ngân (ở quận Hà Đông, Hà Nội) lờ đi vì nghĩ mình khỏe mạnh, sao lại phải đưa virus vào người. Nào ngờ, chị bị nhiễm rubella trong thời gian mang thai. Khi con sinh ra được vài tháng, chị bàng hoàng đau đớn phát hiện con mình bị khiếm thính. Đến khi chị ân hận vì chủ quan thì đã muộn.

Rất nhiều phụ nữ chủ quan trong việc tiêm chủng phòng bệnh trước khi mang thai như trường hợp của chị ngân. Dù trao đổi với phóng viên ngay tại cơ sở tiêm phòng, chị Nguyễn Thị Khuyên ở quận Đống Đa, HN còn ngao ngán đặt câu hỏi:  “Tại sao ngày xưa ông bà bố mẹ sinh ra những đứa trẻ như chúng tôi hoàn toàn không tiêm phòng những loại vắc xin đó mà con cháu vẫn khỏe mạnh, còn ngày nay lại phải hướng tiêm phòng nhiều loại vắc xin đến thế?”. 

Lý giải chuyện phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai, bác sĩ Nguyễn Thị Đại Phong - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Trước đây điều kiện kinh tế cũng như y học của nước ta chưa phát triển nên các bà, các mẹ chúng ta không được tiêm phòng dẫn đến nhiều trường hợp mắc bệnh cũng không được chữa trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Việc tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai không chỉ làm giảm nguy cơ về dị tật bệnh tật cho đứa trẻ khi chào đời mà đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh cũng  sẽ làm giảm gánh nặng tài chính, công sức cho gia đình và cả xã hội”. Bác sĩ Phong cho biết thêm, phụ nữ khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì thế mà tăng lên. Vì vậy cách tốt nhất để bảo vệ họ khỏi nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi là tiêm phòng.

Theo các chuyên gia y tế, trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, nếu người mẹ bị nhiễm rubella thì 90% có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời. Đối với bệnh sởi, nếu bà mẹ mắc sởi trong khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao.

Thậm chí phụ nữ bị sởi khi mang thai còn có thể bị sảy thai, hoặc gây sinh non, gây thai chết lưu. Còn với bệnh quai bị, virus này có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Hơn nữa quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong kỳ thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Ngoài ra còn các bệnh khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như bệnh cúm, viêm gan siêu vi B… Bệnh cúm là bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường  sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Song khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là khi mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Còn bệnh viêm gan B lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Nếu người mẹ không được tiêm phòng mà bị nhiễm virus viêm gan B trong quá trình mang thai, thì đứa trẻ khi sinh ra có thể sẽ bị nhiễm viêm gan B.

Chi phí vẫn là cản trở

Thật đáng mừng khi trong vài năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ quan tâm đến và đã có hoạt động tiêm chủng phòng bệnh ngày một tăng lên. Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là số lượng phụ nữ tiêm phòng trước mang thai chỉ tập trung đa số ở những phụ nữ có trình độ, bằng cấp, có điều kiện kinh tế do phần lớn là vắc xin tiêm dịch vụ.

 Được biết, những loại vắc xin mà phụ nữ nên tiêm phòng trước khi có thai là vắc xin sởi, vắc xin quai bị, vắc xin rubella, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin phòng thủy đậu. Nhưng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết: “Hiện nay, chỉ có một loại vắc xin duy nhất dành cho phụ nữ mang thai trong chương trình tiêm chủng mở rộng là vắc xin uốn ván. Còn những loại vắc xin khác dành cho phụ nữ trước khi mang thai đều nằm trong danh mục vắc xin dịch vụ”.

Mong rằng tới đây, sẽ có nhiều vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai được đưa vào danh sách tiêm chủng mở rộng để nhiều phụ được tiếp cận.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Siết chặt kiểm soát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, đẩy mạnh phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, trường học và khu vực đông dân cư.

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.