Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 24/5:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 56,05-56,42 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 100.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 24/5. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 370.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 56,04-56,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 80.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 24/5. Chênh lệch giá mua - bán vàng 360.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,10-56,45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá chiều mua vào và giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 24/5. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 350.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới,(cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.880,20 USD/ounce, giảm 0,5 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.160), tương đương 53,05 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 3,37 triệu đồng/lượng.
Giá vàng giảm nhẹ bất chấp sự suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,09% xuống 89,94. Đồng USD thấp giúp vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác, theo đó thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý.
Trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ neo gần đáy 1 tuần. Lợi suất thấp làm giảm chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.
Dữ liệu cuối tuần trước cho thấy hoạt động sản xuất tại Mỹ đã tăng tốc vào đầu tháng 5 trong bối cảnh nhu cầu trong nước mạnh mẽ. Ngược lại, các quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và dư liệu mới của Fed tại Dallas đã bắt đầu hạ dự báo tăng trưởng việc làm tháng 5 tại Mỹ vì các kế hoạch tuyển dụng tiếp tục bị phá sản khi thiếu số lượng lao động sẵn sàng làm việc.