Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 22/6:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 56,45-57,02 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 22/6. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 570.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 56,50-56,95 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên mức giá chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 22/6. Chênh lệch giá mua - bán vàng 450.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,40-57 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 150.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 22/6. Chênh lệch giá mua – bán vàng 600.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.775,90 USD/ounce, giảm 7,5 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.120), tương đương 50,02 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng SJC trong nước khoảng 7 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới quay đầu giảm trở lại khi đồng USD phục hồi. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiên tệ, tăng 0,13% lên 92,02. Đồng USD mạnh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.
Theo Avtar Sandu, một nhà quản lý hàng hóa cấp cao tại Phillip Futures, mặc dù hồi phục trong phiên đầu tuần, giá vàng chủ yếu vẫn giao dịch trong mô hình biểu đồ của thứ Sáu tuần trước (18/6), mô hình phản ánh sự chững lại.