Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 15/7:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 56,85-57,62 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 15/7. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 770.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 56,95-57,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 20.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 15/7. Chênh lệch giá mua - bán vàng 600.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,80-57,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 70.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 15/7. Chênh lệch giá mua – bán vàng 700.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng hôm nay được niêm yết ở mức 1.825,20 USD/ounce, giảm 2,1 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.110), tương đương 51,39 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 6,23 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giảm sau khi leo đỉnh một tháng nhờ phát biểu của chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trấn an giới đầu tư về việc không vội thắt chặt chính sách tiền tệ, theo đó làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý.
Trước đó, ngày 15/7, ông Powell cho biết sự tăng giá hiện tại chỉ là tạm thời và Fed dự kiến tiếp tục chương trình mua trái phiếu cho tới khi tăng trưởng việc làm ổn định hơn, và lãi suất neo gần 0 cho tới ít nhất 2023.
Phát biểu của ông Powell khiến đà tăng của đồng USD chững lại và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm, làm giảm chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.
Về mặt kỹ thuật, giá vàng giao ngay có thể thử ngưỡng kháng cự 1.833 USD/ounce, nếu đà tăng duy trì vàng có thể tăng lên 1.853 USD.