Giá thịt lợn tăng cao bất thường: Đừng để tư thương 'móc túi' người tiêu dùng

Giá lợn tăng bất thường.
Giá lợn tăng bất thường.
(PLVN) - Trước tình hình giá thịt lợn liên tục tăng cao như hiện nay và đang có diễn biến ngày càng phức tạp, người tiêu dùng cảm thấy lo lắng trước nguy cơ thiếu hụt thịt lợn Tết Canh Tý 2020.

Giá thịt lợn “trên trời”

Dù biết giáp Tết là dịp vật giá leo thang nhưng việc giá lợn leo lên ngưỡng quá cao như hiện nay đã làm người tiêu dùng hoang mang về nguy cơ ngày 30 Tết thiếu “thịt treo trong nhà”. Từ tháng 9 - 12/2019, giá thị trường lợn hơi tăng mạnh và dự báo đến giáp Tết giá lợn vẫn tiếp tục trên đà tăng. Tại TP Cần Thơ, giá lợn hơi tháng 9 dao động 38 – 42 ngàn đồng/kg, nay đã leo vọt lên 90 ngàn đồng/kg. Giá thịt tăng kéo tlợn các quán ăn cũng tăng.

Trong khi thịt lợn là nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn gia đình thì việc giá cả biến động đã làm thị trường tiêu thụ giảm đáng kể. Để tiết kiệm, một số hộ gia đình quyết định chuyển qua sử dụng các thực phẩm khác thay thế thịt lợn.

“Chừng nửa tháng nay, nhà tôi không có mua thịt lợn ăn nữa, giá ngày nào cũng lên. Tết mà nhà nghèo là khỏi ăn thịt luôn”, chị Nguyễn Diễm Thúy (ngụ tỉnh Đồng Tháp) nói. Cùng quan điểm, anh Trần Văn Hào (ngụ TP Cần Thơ) hài hước chia sẻ: “Lợn bây giờ đắt như vàng, ai nghèo thì ăn thịt bò, giàu mới ăn thịt lợn”. Hiện giá thịt lợn ở miền Nam tăng cao nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với miền Bắc và miền Trung. 

Tại TP Cần Thơ, giá lợn hơi đang ở mức 90 ngàn đồng/kg, Cà Mau 86 ngàn đồng/ kg và TP HCM 82 ngàn đồng/kg... Ngoài chợ, thịt ba rọi, thịt nạc có giá 160 ngàn đồng, trong khi ở siêu thị thịt ba rọi là 158 ngàn, nạc là 126 ngàn và sườn non 195 ngàn đồng. 

Tlợn ghi nhận tại các chợ Cần Thơ, khoảng 50 - 70% tiểu thương nghỉ bán thịt lợn do sức mua giảm, không có người mua hoặc người tiêu dùng chuyển qua mua các thực phẩm thay thế khác như gà, tôm, cá... Tại chợ Tân An, một tiểu thương cho biết: “Giá thịt lợn lên mỗi ngày, hồi trước ngày mình bán 200 kí thịt thì giờ bán chừng trăm mấy kí thôi. Đâu có dám lấy nhiều, lấy lần ít ít nếu có thiếu mới đi lấy nữa”. 

Làm thế nào để bình ổn?

Nguyên nhân giá thịt lợn “leo thang” là do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, TP Cần Thơ đã tiêu hủy khoảng 3.379 tấn lợn. DTLCP cũng đã làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới cung – cầu của các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia... Trước tình hình  trên, vấn đề nguồn cung, kiểm soát và bình ổn thị trường là vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành chức năng. 

Tại Cần Thơ, Sở NN&PTNT đã có kế hoạch chỉ đạo tái đàn và kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Dự báo tổng đàn đàn lợn của TP từ nay đến Tết Nguyên đán 2020 khoảng 100 ngàn con, trong đó lợn thịt 80 – 85 ngàn con.

Ngoài ra, khuyến khích người dân dùng sản phẩm thay thế thịt lợn như bò, gia cầm, cá...  hoặc sử dụng thịt lợn đông lạnh nhằm giảm sức ép nguồn cung trong nước. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá trong dịp cuối năm. 

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ cho biết: “Trong thời gian này, chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, đơn vị tham gia chương trình bình ổn. Một số mặt hàng bình ổn khá tốt, riêng mặt hàng thịt lợn còn biến động bởi ảnh hưởng của DTLCP. Chúng tôi đã thống kê tổng số lợn còn lại từ đây đến Tết. Tlợn đánh giá, nếu lượng lợn này chỉ cung cấp cho TP Cần Thơ thì có thể thiếu nhưng không thiếu nhiều”. 

Ông Toại cho biết thêm, để thực hiện bình ổn, Sở đã có chương trình kết hợp 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, TP HCM và luôn nắm thông tin hàng ngày về giá thịt lợn để kịp thời báo cáo lên Bộ, điều hành chung trong vĩ mô cả nước.

“Nếu xảy ra trường hợp đầu cơ, tích trữ gây lũng đoạn thị trường, chúng tôi sẽ can thiệp, kiểm tra nơi lũng đoạn đó và phối hợp cơ quan thuế tính toán tăng thu thuế đối với doanh nghiệp lũng đoạn. Chúng tôi sẽ tlợn dõi hàng ngày để kiểm soát thị trường và đảm bảo việc bình ổn”, ông Toại nói.

Ngành chức năng cũng đề nghị bà con nên sử dụng và tiêu dùng một cách thông minh để không phải mua những sản phẩm bị đội giá quá cao, không để các tư thương lũng đoạn lợi dụng móc túi của bà con. Trong thời gian này, bà con cân đối giá thịt lợn để xem xét, lựa chọn những sản phẩm thay thế phù hợp túi tiền, đảm bảo an lành, tiết kiệm. 

Liên quan vấn đề thịt lợn, ngày 17/12, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị vừa bắt được hơn 2 tấn lợn thịt nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam. 

Khoảng 1h ngày 16/12, tại khu vực xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, lực lượng tuần tra trong lúc làm nhiệm vụ đã phát hiện 3 đối tượng dùng xe tự chế vận chuyển trái phép hơn 30 con lợn thịt, trọng lượng trên 2,2 tấn.

Quá trình làm việc, Nguyễn Hữu Phúc (51 tuổi), Đoàn Văn Lý (48 tuổi) và Phạm Tấn Thanh (29 tuổi, cùng ngụ tỉnh Đồng Tháp) đã khai nhận hành vi. Tang vật thu giữ được lập biên bản và bàn giao Ban Chỉ đạo 389 huyện Tân Hồng để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Được biết, giá lợn hơi trong nước đang tăng mạnh, dao động từ 85 – 95 ngàn đồng/kg. Trong khi đó giá heo hơi ở Campuchia chỉ mới ở mức trên 50 ngàn đồng/kg.

Đọc thêm

Ngày mai, giá xăng trong nước ra sao?

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều trong kỳ điều hành ngày mai. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.

Bánh truyền thống hút khách, bánh "vỉa hè" ế ẩm dịp Tết Trung thu

Bánh trung thu có thương hiệu bày bán vỉa hè thì "ế ẩm", còn bánh trung thu cổ truyền thì vẫn có hàng dài người dân xếp hàng.
(PLVN) -  Mặc dù dịp Tết Trung thu là thời điểm sôi động của thị trường bánh trung thu, nhưng năm nay, xu hướng tiêu thụ có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi bánh trung thu truyền thống vẫn thu hút lượng khách hàng ổn định, các loại bánh "vỉa hè" lại gặp nhiều khó khăn và ế ẩm.

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market
(PLVN) -  Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, siêu thị Tops Market Hà Nội ghi nhận tình trạng gia tăng đột biến về lượng khách hàng đổ xô mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, rau củ, mì tôm, ...

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại các 'điểm nóng' của bão số 3 cơ bản đảm bảo

Hệ thống cung ứng hàng hóa thiết yếu tại nhiều địa phương ảnh hưởng nặng do bão số 3 vẫn được duy trì, giá biến động nhẹ.
(PLVN) - Theo thông tin từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc cung ứng hàng hóa tại các khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3 vẫn cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, một số địa phương ghi nhận sự tăng giá nhẹ đối với các mặt hàng rau, củ, quả và sự gián đoạn trong công tác vận chuyển do tình trạng ngập úng.

Nỗi lòng tiểu thương khi Trung thu chưa tới mà bão đã về

Sạp hàng nhỏ của chị Luyến trên tuyến phố Hàng Mã, Hà Nội sau cơn bão.
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Tết Trung thu, thế nhưng thay vì không khí náo nhiệt thường thấy, những tiểu thương trên phố Hàng Mã (Hà Nội) đang đứng trước tình cảnh ế ẩm. Bão Yagi bất ngờ đổ bộ đã phá tan mọi kỳ vọng về một mùa buôn bán khởi sắc, khiến nhiều người bán lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Người Hà Nội lại ‘đổ xô’ tích trữ thực phẩm sau bão

Người dân đi mua thực phẩm tích trữ tối ngày 10/9.
(PLVN) - Ngày hôm nay (10/9) người dân ở Hà Nội lại “đổ xô” đi mua thực phẩm tích trữ. Nguyên nhân do sau bão số 3, tình hình mưa lớn vẫn tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội, nhiều khu vực ngập úng, nước lũ trên các sông dâng cao. Nhiều quầy hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh gần như trống trơn…