Gia Lai: Sở Tư pháp Gia Lai triển khai công tác năm 2024

Gia Lai: Sở Tư pháp Gia Lai triển khai công tác năm 2024
(PLVN) - Ngày 02 /01/2024 , Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2024 .

Tham dự hội nghị có đồng chí Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp; các đồng chí lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Theo báo cáo của Hội nghị, trong năm 2023 Tổng số VBQPPL được ban hành trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 66 VBQPPL.

Quang cảnh tại Hội nghị

Quang cảnh tại Hội nghị

Tổng số lượt thẩm định dự thảo VBQPPL của HĐND, UBND là 88 dự thảo VBQPPL. Trong đó ở cấp tỉnh Sở Tư pháp thực hiện thẩm định 73 dự thảo VBQPPL, gồm có 23 dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh, 50 dự thảo quyết định của UBND tỉnh; Tại cấp huyện, Phòng Tư pháp thực hiện thẩm định 15 dự thảo quyết định của UBND cấp huyện; không phát sinh nhiệm vụ thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện.

Về góp ý dự thảo văn bản: Sở Tư pháp thực hiện góp ý 258 dự thảo văn bản. Trong đó: 134 dự thảo VBQPPL; 124 dự thảo văn bản hành chính. Ngoài ra, Sở Tư pháp phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tham gia ý kiến đối với 45 hồ sơ đề nghị xây dựng VBQPPL của HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Việc góp ý dự thảo văn bản được thực hiện bảo đảm chất lượng nội dung tham gia ý kiến. Lập Danh mục văn bản quy định chi tiết VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên: Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Danh mục quyết định của UBND tỉnh Gia Lai quy định chi tiết VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và văn bản về việc tham mưu xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chi tiết VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

Về tình hình tổ chức triển khai thực hiện công tác hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2019- 2023 theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Các cơ quan, đơn vị triển khai nhiệm vụ hệ thống hóa VBQPPL của HĐND tỉnh, UBND tỉnh theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP, tài liệu hướng dẫn triển khai nhiệm vụ hệ thống hóa VBQPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2019 - 2023 kèm theo Văn bản số 4305/BTP-KTrVB ngày 02/11/2022 của Bộ Tư pháp về việc tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ 2019 - 2023 bảo đảm đồng bộ, đúng tiến độ theo Kế hoạch số 3045/KH-UBND.

Về công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật: Việc ban hành kế hoạch triển khai các VBQPPL; tổ chức phổ biến, quán triệt, tập huấn những nội dung cơ bản của luật; việc xây dựng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được giao. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3045/KH-UBND ngày 26/12/2022 triển khai công tác pháp chế; công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát VBQPPL năm 2023 và hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2019 - 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tổ chức 01 Hội nghị tập huấn kỹ năng xây dựng, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL với sự tham gia của 70 đại biểu.

Tại Hội nghị, Trưởng các phòng chuyên môn thuộc Sở đã trao đổi, thảo luận những thành tựu và khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực Tư pháp trong năm 2023. Tiêu biểu, như đại diện lãnh đạo phòng Tư pháp thị xã An Khê cho rằng: Nhiều thủ tục Cải cách hành chính nhưng đang gây khó khăn hơn cho người dân, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân trong các thủ tục hành chính. Ví dụ như việc chứng thực văn bản chuyển xuống bộ phận một cửa gây khó khăn cho người dân phải tốn thời gian đi lại nhiều lần trong một số công việc hành chính đơn giản. Vì thế, lãnh đạo phòng Tư pháp thị xã An Khê cho rằng cần rà soát lại cái nào cần qua một cửa, cái nào không để tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.

Kết luận Hội nghị, bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai đã ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết của toàn ngành Tư pháp Gia Lai trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần đạt được trong năm 2023. Ngành Tư pháp tỉnh đã kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực trọng tâm năm 2023; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trên các lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị. Sở Tư pháp đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ về CCHC bám sát Kế hoạch CCHC của UBND tỉnh và chương trình, kế hoạch của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai. Công tác thể chế đảm bảo quy định, tiến độ, chất lượng; tổ chức bộ máy đã được tinh gọn; đội ngũ công chức, viên chức được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, hoạt động đúng chức trách, nhiệm vụ, chấp hành tốt quy định về văn hóa công vụ; công tác cải cách thủ tục hành chính được chú trọng; quản lý và sử dụng ngân sách, tài sản công đúng quy định; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của đơn vị hướng tới mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính.

Đồng thời, đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp cũng nêu ra những phương hướng nhiệm vụ toàn ngành năm 2024. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác của ngành Tư pháp, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành, cung cấp dịch vụ công cho cá nhân, doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác tư pháp; chủ động, kịp thời báo cáo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, các hành vi vi phạm; kịp thời khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.