Ghi nhận đồng thời 2 biến chủng lây lan nhanh, TP HCM khẩn cấp ứng phó

Ghi nhận đồng thời 2 biến chủng lây lan nhanh, TP HCM khẩn cấp ứng phó
0:00 / 0:00
0:00
Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận sự lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng đồng thời của cả hai biến chủng được cho là có khả năng lây lan nhanh.

Hai biến chủng có khả năng lây lan nhanh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhóm nghiên cứu COVID-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và Đơn vị Nghiên cứu Lâm Sàng Đại Học Oxford đã tiến hành giải mã nhanh bộ gene của SARS-CoV-2 từ bệnh nhân BN4583 cư ngụ tại Quận 7. Bệnh nhân này có liên quan đến BN4514 cư trú tại Thành phố Thủ Đức.

Đây là chùm ca lây nhiễm tại cộng đồng ghi nhận hôm 18/5/2021. Kết quả giải mã gene cho thấy BN4583 nhiễm biến chủng B.1.617.2 của Ấn Độ.

Về BN4780 liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại Quận 3 ghi nhận hôm 20/5/2021,  giải mã bộ gene vi rút cho kết quả nhiễm biến chủng B.1.1.7 của Anh.

Kết hợp kết quả giải mã gene với thông tin dịch tễ có thể khẳng định: Hai bệnh nhân BN4583 và BN4514 có cùng một nguồn lây do biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ). BN4780 nhiễm biến chủng B.1.1.7.

Biến chủng B.1.1.7 gây bệnh tại Đà Nẵng và Hà Nam. Hai chuỗi lây nhiễm này do hai biến chủng khác nhau gây bệnh.

Đây là lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận sự lây nhiễm trong cộng đồng đồng thời của cả hai biến chủng được cho là có khả năng lây lan nhanh.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp giải mã gene bằng kỹ thuật Illumina MiSeq và MinION. Phần mềm lắp ghép bộ gene Genious. Định danh biến chủng bằng phần mềm Pangolin và tìm đột biến bằng phần mềm COV-GLUE.

Kết quả thu nhận được hai bộ gene SARS-CoV-2 từ 2 mẫu RNA đưa vào phân tích. Kết quả định danh bằng phần mềm Pangolin cho thấy: Mẫu từ BN4583 là B.1.617.2, mẫu từ BN4780 là B.1.1.7.

Kết quả xác định đột biến bằng COV-GLUE cho thấy các bộ gene thu nhận chứa các đột biến tiêu biểu của biến chủng B.1.1.7 và  biến chủng B.1.617.2 tương ứng.

Phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất

Ngày 21/5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn. Chủ tịch UBND TP HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong ghi nhận và biểu dương nỗ lực của các Sở, ngành, đơn vị liên quan, đặt biệt là Sở Y tế TP HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM trong công tác phát hiện, truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm để kịp thời kiểm soát tình hình dịch bệnh.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, tại TP HCM, từ ngày 18/5 đến nay đã xuất hiện 6 ca nhiễm mới tại cộng đồng sau hơn 20 ngày không xuất hiện ca nhiễm. 

TP HCM đã thần tốc truy vết, khoanh vùng dập dịch, lấy hơn 10.000 mẫu để xét nghiệm đối với các ca lây nhiễm, hầu hết có kết quả âm tính và hiện nay đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

Tuy nhiên nguy cơ vẫn luôn thường trực khi xuất hiện thêm 3 chuỗi lây nhiễm mới ở TP Thủ Đức, quận 3 và quận Gò Vấp chỉ trong thời gian rất ngắn. Điều này đòi hỏi phải bình tĩnh xử lý, tiếp tục tập trung cao độ từng ngày, từng giờ, từng phút; nếu sơ suất, chủ quan, lơ là, hậu quả sẽ rất nặng nề.

Trước diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, TP Thủ Đức xác định công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, khẩn cấp nhất hiện nay. Tất cả mọi người hãy cùng hành động vì sức khỏe của người dân TP HCM. Đó là mệnh lệnh cao nhất.

Các cấp, các ngành, đơn vị duy trì ở mức cảnh giác cao nhất đối với dịch bệnh trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách, nhất là chủ động kiểm soát 6 nhóm nguy cơ có thể bùng phát dịch đã được TP HCM nhận định; tiếp tục phát huy vai trò của Tổ COVID-19 cộng đồng.

Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu, đồng thời phải vận động được người thân, gia đình, hàng xóm trong việc thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch tại cơ quan, công sở theo Sổ tay hướng dẫn phòng, chống dịch của Bộ Y tế. Tổ chức vận hành nhuần nhuyễn tại cơ quan, đơn vị mình để chủ động xử lý khi phát hiện ca nhiễm. Nơi nào để xảy ra dịch bệnh do chủ quan, lơ là, trước hết người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước UBND TP HCM.

Thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch trước trong và sau bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Lưu ý tại các điểm thuộc khu vực đang phong tỏa, khu cách ly để đảm bảo quyền bầu cử của cử tri trong điều kiện an toàn với dịch bệnh.

Dừng một loạt hoạt động để chống dịch

Chủ tịch UBND TP HCM cũng yêu cầu dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, các sự kiện có tập trung từ 20 người trở lên và đảm bảo giãn cách theo quy định. Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 30 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 20 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng. Các sự kiện chưa thật sự cần thiết nên dời thời gian tổ chức để đảm bảo an toàn với dịch bệnh.

Hoạt động phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố đi bộ Bùi Viện và các công viên trên địa bàn Thành phố chú ý giãn cách và hạn chế tập trung đông người.

Đối với các quán ăn nhỏ tạm dừng hình thức phục vụ ăn uống tại chỗ; chỉ cho phép bán mang về nhà, bán hàng qua mạng. Đối với nhà hàng ăn uống có trên 10 lao động vẫn duy trì tập trung không quá 20 người và đảm bảo giãn cách theo quy định. Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và nếu cần thiết áp dụng hình thức phạt nguội qua hệ thống camera giám sát tự động.

Chủ tịch UBND TP HCM giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế xây dựng Bản tin về tình hình dịch bệnh tại TP và cung cấp hàng ngày cho báo chí; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không ra ngoài khi không cần thiết, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; phối hợp với Công an Thành phố nắm bắt tình hình dư luận xã hội, triển khai các biện pháp rà soát, truy vết nguồn phát tán tin giả liên quan đến dịch bệnh để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật, không để gây hoang mang dư luận trong thời điểm cận kề ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Sở Y tế đẩy mạnh công tác truy vết ca nhiễm và xét nghiệm trên diện rộng đối với các khu vực có ca nhiễm trên địa bàn TP HCM; chủ trì, phối hợp với UBND các quận - huyện, Thành phố Thủ Đức rà soát, lập danh sách toàn bộ các trường hợp đã đến các địa phương có ca nhiễm từ ngày 1/5/2021 đến nay để có biện pháp xử lý y tế phù hợp; chỉ đạo các phòng khám tư nhân, nhà thuốc trên địa bàn TP HCM khi phát hiện người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở, mất vị giác phải lập danh sách và thông báo ngay với các cơ sở y tế trên địa bàn. Cơ sở nào vi phạm sẽ rút giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề. 

Chủ tịch UBND TP HCM giao: Sở Giao thông vận tải yêu cầu các hãng xe công nghệ, phương tiện vận tải hành khách công cộng, các hãng taxi trong điều kiện dịch bệnh cần giảm số lượng phương tiện hoạt động trên địa bàn TP HCM và thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM.

Sở Công Thương rà soát, chủ động chuẩn bị phương án (kể cả phương án cho tình huống xấu nhất) về bảo đảm cung ứng hàng hóa, vật tư y tế, nhất là hàng hóa thiết yếu cho nhân dân. Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…