Gặp ”người vùng mỏ” Trần Nhuận Minh

Nhà thơ Trần Nhuận Minh tặng sách và chụp ảnh lưu niệm cùng phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: PV)
Nhà thơ Trần Nhuận Minh tặng sách và chụp ảnh lưu niệm cùng phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà thơ Trần Nhuận Minh chào đón chúng tôi đến nhà riêng của ông với sự nồng nhiệt của người vùng biển. Ông là người đã gắn bó cùng đất Hồng Quảng suốt 60 năm qua. Ông nói nhiều về câu chuyện văn nghệ đã khiến ông gắn bó với quê hương thứ hai mà ông yêu như máu thịt…

Một tâm hồn mạnh mẽ từ vùng mỏ

Tôi từng đọc đâu đó trên một tạp chí văn học nghệ thuật, nhà thơ Trần Nhuận Minh chia sẻ rằng: “Viết về số phận của nhân dân và nỗi bất hạnh của con người là một chủ đề thường trực trong thơ tôi từ 1986 đến nay. Nhân loại đã đi qua cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với rất nhiều biến động. Những biến động ấy tác động vào tất cả mọi người trên thế gian. Vì thế, tôi nghĩ là một người làm thơ quan tâm đến nhân dân thì không thể bỏ qua.

Đến bây giờ, tôi cũng có được một số thành tựu. Những tập thơ của tôi được tái bản nhiều lần. Ví dụ như tập “Nhà thơ và hoa cỏ” tái bản hơn hai mươi lần, “Bản sonat hoang dã” tái bản đến 13 lần, 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh và “Miền dân gian mây trắng” cũng tái bản năm lần. Điều đó phần nào cho thấy tác phẩm của tôi đã có được một sự chấp nhận nhất định. Thơ tôi có bạn đọc và có thể những vui buồn của tôi, những tâm cảm của tôi đã gần với nhân dân, nói như Xuân Diệu thì tôi có thể cùng “xương thịt với nhân dân”. Đây là một điều an ủi lớn cho chặng đường cầm bút 60 năm của tôi”.

Khác với Trần Đăng Khoa, người em nổi danh trên văn đàn được ví là “thần đồng thơ” từ rất sớm. Nhà thơ Trần Nhuận Minh lại sâu sắc về lịch sử, thấu hiểu nhân gian và đặc biệt là con người vùng mỏ, từ khi hình thành đất Quảng Ninh, rồi đi qua chiến tranh cho đến bây giờ là một vùng đất du lịch phát triển, một địa danh mà ai đến Việt Nam cũng phải ghé thăm.

Nói về sức viết mạnh mẽ của mình từ thơ cho đến văn, ông chia sẻ: “Ngoài thơ tôi còn viết nghiên cứu, phê bình và viết văn xuôi. Tôi vẫn có thể viết, thậm chí có thể nói là viết sung mãn hơn, thì nghĩ đơn giản thôi, tôi đánh cược cuộc đời vào chữ. Tôi vẫn thường nhủ lòng mình rằng, hãy sống trong chữ và nếu như có phải chết thì chết trong chữ. Nghĩa là toàn bộ tâm tư, mọi lo toan tôi dành cho sáng tác, sống với nó, trăn trở với nó.

Vì thế, tôi nghĩ rằng chừng nào tư duy còn minh mẫn thì chừng ấy cái nguồn để tạo ra những giá trị vẫn còn có cơ sở. Nó sẽ không chịu già đi nếu như anh nghĩ rằng anh vẫn còn có khả năng đạt tới một giá trị nào đấy, không hài lòng với cái đã có, không lười biếng, không ỷ lại, không giáo điều, không chạy theo thời thượng. Mà giá trị ở đâu, ở chính trong tâm hồn mình.

Một nhà thơ lớn của Pháp đã nói rằng: “Hãy đập vào tim anh/Thiên tài là ở đó”. Chỉ khi nào trái tim ngừng đập thì mới không còn tiếng vang. Nếu trái tim tôi còn đập, tôi vẫn cảm nhận được nhịp đập ấy trong lồng ngực, chừng ấy tôi vẫn còn sức sáng tạo”.

Trong cuốn “Đối thoại văn chương”, nhà thơ Trần Nhuận Minh viết về câu chuyện về hai anh em mình đã thấm đẫm tinh thần thơ văn của cha mẹ: “Thuở bé, tôi ở nhà ngoại, vì bố mẹ tôi luôn cãi nhau. Hai vị cùng tuổi (sinh 1920) không hợp tính nhau, nhưng thành gia thất là do sự sắp đặt của ông đồ và ông thầy lang, tức ông nội và ông ngoại tôi. Tôi đã ghi lại điều đó trong trường ca “Đá cháy”: “Mẹ tôi vào phường cấy thuê/Với câu hát buồn tứ xứ/Gặp cha là lại cãi nhau/Tôi không hiểu vì đâu/ Đứng khóc một mình không ai dỗ”.

Bởi thế, người ta vô cùng ngạc nhiên khi hai vợ chồng nông dân một chữ bẻ đôi chẳng biết lại sản sinh ra một thần đồng thơ nức tiếng. Nhiều người đã lý giải rằng, tuy mẹ Khoa là người thất học, không biết đọc, biết viết nhưng điều kỳ lạ là bà lại thuộc lòng Truyện Kiều, Phạm Công Cúc Hoa, Hoàng Trìu… Đêm đêm, trong ngôi nhà tranh vách đất nhỏ bé, vắng lặng, mẹ vẫn thường ru Khoa ngủ bằng những câu thơ Kiều. Chính những lời ru ấy đã tưới tẩm, bồi đắp nên hồn thơ thần đồng Trần Đăng Khoa”.

Câu chuyện đi tìm bài thơ của nhà vua

Có được ngày thơ ở vùng đất mỏ và có thể nói là nền tảng cho Ngày thơ Việt Nam sau này, là một câu chuyện duyên nợ của ông với núi Bài Thơ và câu chuyện đi tìm bài thơ khắc trên núi của Nhà Vua Lê Thánh Tông.

Ông chia sẻ thật hồ hởi về hành trình đi tìm bút tích của Nhà Vua: “Từ lâu, tôi đã biết Vua Lê Thánh Tông đề thơ và cho khắc bài thơ của ông ở vách núi gần nhà mình, vì thế, nhân dân đổi tên núi Truyền Đăng thành núi Bài Thơ. Do đó, lặng lẽ và kiên trì, tôi quyết định tìm cho bằng được bài thơ.

Có lần, tôi mời được cả ông Vũ Cẩm, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Thanh Sĩ, Giám đốc Sở Văn hóa, ông Đức Sĩ, chuyên gia số một về bảo tồn bảo tàng tỉnh cùng đi tìm trong hẳn một ngày, nhưng không thấy.

Sau đó, tôi lặng lẽ đi một mình, theo thuyền đò, chở ra giải đất lò vôi ở phía biển, phía đông quả núi đá, vào thăm lần lượt tất cả các nhà, do sơ tán tránh bom Mỹ từ 5/8/1964, đã ra đây ở tạm, rồi xây nhà kiên cố, áp hẳn hai bên tường vào vách núi, đổ trần bê tông lên trên.

Tháng 6/1986, sau 13 năm, tôi mới tìm thấy bài thơ, đã hơn 20 năm bị nhốt kín. Chữ đã mòn, nhưng có hai dòng quan trọng nhất, còn đọc và đoán ra được: “Quang Thuận cửu niên xuân nhị nguyệt...” (Mùa xuân tháng 2 năm 1468) và “Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại” (Muôn thuở trời Nam sông núi vững). Tuy vậy, tôi vẫn không dám tin, phải nhờ sự thẩm định của nhà nhiếp ảnh Hào Minh tinh thông chữ Hán. Anh Hào Minh bảo: “Đúng rồi, ông Minh à”, tôi mới dám thông báo với ông Nghiêm Thanh, phóng viên thường trú Báo Nhân Dân tại Quảng Ninh. Ông Thanh đưa tin lên Báo Nhân Dân...

Năm sau, cuối năm 1987, chuẩn bị nhân 520 năm bài thơ của Vua Lê khắc trên vách núi Bài Thơ, tôi mới trình bày với lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh (mà tôi là Trưởng Ban Thơ), được ông Chủ tịch Hội Hoàng Thuận tận tình ủng hộ và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy rất hoan nghênh. Tỉnh ủy và UBND tỉnh cho phép có Ngày Thơ Quảng Ninh tổ chức hằng năm vào 29/3, ngày “được coi” là bài thơ của Vua Lê khắc lên vách núi Bài Thơ.

Ngày thơ lần thứ nhất tổ chức tại Nhà Văn hóa Việt Nhật 29/3/1988 và cho phép Ủy ban MTTQ tỉnh lập Câu lạc bộ thơ cấp tỉnh với 20 tổ chức thành viên là công nông binh và trí thức toàn tỉnh, lập Giải thưởng Lê Thánh Tông trao hằng năm trong khuôn khổ hoạt động của Ngày thơ”.

Tạm biệt ông với chồng sách ông ký tặng trên tay, chúng tôi hẹn gặp lại ông trong một ngày rất gần, để tiếp tục nghe ông trò chuyện về con đường văn nghệ, về con người đất mỏ, nơi mà ông tâm nguyện: “Khi tôi chết hãy cho tôi yên nghỉ nơi đây”...

Nhà thơ Trần Nhuận Minh sinh năm 1944, quê quán tại Nam Sách - Hải Dương, sống và làm việc tại Quảng Ninh. Dạy học, làm báo, viết văn xuôi, viết nghiên cứu, phê bình, nhưng niềm say mê mãnh liệt nhất ông luôn dành cho thơ. Trong số gần 50 đầu sách được xuất bản của ông có tới hơn hai mươi tập thơ. Nhà thơ Trần Nhuận Minh là một gương mặt văn chương tiêu biểu, được bạn đọc đánh giá cao, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật lần thứ hai (2007) cho hai tập thơ “Nhà thơ và hoa cỏ” và “Bản sonat hoang dã”.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh có thơ đăng trên báo từ năm 1960. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông chọn nghề dạy học (1962 - 1969). Sau đó ông hoạt động sáng tác, làm biên tập tạp chí Người vùng mỏ và sách của Hội Văn nghệ Quảng Ninh nhiều năm. Ông từng là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh, Tổng Biên tập báo Hạ Long. Đại diện Báo Tiền phong tại Quảng Ninh (1993 - 2008). Ủy viên Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật Việt Nam. Hiện ông là Ủy viên Hội đồng thơ, Phó Trưởng Ban Công tác nhà văn khu vực phía Bắc của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.